Tháng Chạp năm 1863 ông Aubaret lên đường. Khi đô đốc De la
Grandière được biết việc này, ông ta hết sức phản đối (trước khi đến Nam
Việt De la Grandière lại là người không tán thành lập thuộc địa ở Nam Kỳ).
Theo De la Grandière, dầu nước Pháp thâu hẹp phạm vi chiếm đóng ở xứ
này thì việc chi tiêu và sự khó khăn cũng sẽ không giảm đi phần nào.
Chính giới Pháp gồm nhiều quan chức và quân nhân có đầu óc thực dân
nhao nhao phản đối dự án sửa đổi Hòa Ước 1862 của Aubaret, cho rằng xứ
này giàu có, dân chúng cần cù, thuần thục, việc buôn bán rất phát đạt…Việc
phản đối này làm cho Pháp Hoàng xúc động rồi người ta gửi chỉ thị mới cho
Aubaret. Năm 1864 ông này đến Sài Gòn. Giới thực dân đã đón tiếp ông
một cách lạnh nhạt. Tháng 5 ông tới Huế với dự thảo hòa ước đem theo.
Đôi bên mở cuộc đàm phán. Aubaret ký thuận về việc chuộc lại ba tỉnh
miền Đông vào ngày 15-7-1864[1], nhưng hiệp ước mới trình về Pháp đình
để lấy sự phê chuẩn của nhà vua.
6 – Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây
Trong khi Pháp xâm chiếm Nam Kỳ, thấy Cao Miên cũng là một quốc
gia lạc hậu, lại còn yếu hèn hơn Việt Nam vừa lấy ngoại giao, chính trị để
đặt chế độ bảo hộ ở xứ Chùa Tháp. Pháp cũng mất khá nhiều thì giờ với xứ
này vì những vụ lộn xộn trong nội bộ hoàng gia và sự lấn áp của chính
quyền Tiêm La. Lại thêm cuộc dấy quân của nhà cách mạng Pu Cam Bo
xuất thân ở chốn thiền môn nhưng không đành lòng nhìn “Bạch họa” tràn
qua nước mình. Nhưng cuộc quật khởi của Pu Cam Bo chẳng được tổ chức
chu đáo và có đủ sức mạnh nên nhà chiến sĩ này nhiều phen phải thất bại,
sau bị bọn đồng bào vong bản bắt và giết vào tháng 7-1857 để lấy công với
Pháp.
Từ giai đoạn này Pháp được rảnh tay để nghĩ đến chuyện chiếm đoạt nốt
ba tỉnh miền Tây của chúng ta. Về phía triều đình Huế đã thấy rõ manh tâm
của người da trắng nói chung, của người Pháp nói riêng trên khắp các lãnh
thổ Á Châu. Sauk hi mất ba tỉnh miền Đông liền chuẩn bị quân sự để đối