tướng Négrier bị thương nặng ở đây. Thế quân Pháp đuối dần vì quân Tàu
quá đông, rồi Pháp rút lui về giữ đồn Chũ, Kép và Tuần Muội. Brière De
L’isle lúc này đã được thăng trung tướng, đánh điện về Pháp xin thêm quân
bởi còn phải giữ cả Quan Nam và quân Tàu ở Hưng Hóa cùng Lâm Thảo
nữa. Nơi này cũng là một trận tuyến quan trọng.
Nghe tin quân mình bất lợi ở Lạng Sơn, dư luận Pháp xôn xao, thủ
tướng Jules Ferry phải từ chức. Chính phủ Pháp liền ủy Patenôtre mở cuộc
thương thuyết lại với chính phủ Tàu, đồng thời Ba Lê cho thêm hai sư đoàn
sang Bắc Kỳ dưới quyền Trung Tướng Roussel De Courcy làm thống đốc
quân dân sự vụ, Trung Tướng Warnel làm tham mư trưởng vùng hai thiếu
tướng Jamont và Prudhomme. Chính phủ Tàu thấy kéo dài chiến tranh có
thể bất lợi nên ngày 27-4 năm Ất Dậu chịu cho Lý Hồng Chương ký kết với
Patenôtre một phen nữa.
Với tờ hòa ước Thiên Tân thứ hai này cũng vẫn có khoản chính yếu là
Trung Quốc nhận cuộc bảo hộ ở Pháp ở Vietj Nam, và hai nước Pháp Hoa
tiếp tục giao thương như cũ. Còn Pháp phải trả lại các chỗ mà hải quân đã
chiếm được ở các vùng duyên hải. Khoản Tàu phải bồi thường chiến tranh
cho Pháp được bỏ đi. Từ giờ phút này trên trận địa Việt Nam chỉ còn hai lực
lượng đứng lại là Việt và Pháp. Mất bạn đồng minh, dĩ nhiên cuộc kháng
Pháp của ta yếu hẳn và cũng từ giai đoạn này Pháp tha hồ ăn hiếp, bắt nạt
triều đình Huế.
8 – Hòa Ước Patenôtre (1884) (tháng 5 năm Giáp Thân)
Ngày 6 tháng 6 năm 1884 Pháp lại đòi sửa hòa ước Quí Mùi. Ông
Patenôtre ở Pháp sang, cùng với ông Nguyễn Văn Trường, Phạm Thận Duật
và Tôn Thất Phan ký hòa ước mới, đại cương giống hòa ước trước như lần
này chỉ có 19 khoản và có phần sửa đỏi mấy khoản nói về Bình Thuận và
ba tỉnh ngoài Đèo Ngang là Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa vẫn thuộc
Trung Việt.Từ ngày có hòa ước 1884[3] lãnh thổ Việt Nam (trừ Nam Kỳ đã
thành thuộc địa) chia làm hai xứ, tuy cùng chịu quyền bảo hộ của Pháp