nhưng việc cai trị khác nhau. Nếu thống nhất do con dân Việt Nam xây
dựng bằng biết bao nhiêu xương máu này vì hòa ước Patenôtre lại lâm vào
cảnh tam phân, bởi chính sách thâm hiểm của đế quốc Pháp là “chia để trị”.
Tóm lại nói đến hòa ước 1884 là nói đến sự toàn thắng của đế quốc Pháp
trên mảnh đất này là sự suy vong hoàn toàn phong kiến Việt Nam cuối thế
kỷ XIX, bấy lâu đã ăn sâu bén rộng vào các tầng lớp xã hội Lạc Hồng qua
bao nhiêu thế hệ. Và trong dịp bắt đầu thi hành bá quyền của nước Pháp
trên đất Việt Nam. Rheinard hội các quan tại tòa Khâm làm lễ thủ tiêu cái
của nhà Thanh đãtrao cho vua Gia Long khi phong vương[4].
Hành động này có tính cách chính thức chấm dứt ảnh hưởng chính trị
của Trung Quốc và mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên Việt Nam lệ
thuộc Pháp.
Lễ hủy ấn đã thi hành ngày 6-6-1884.
Chú thích:
[1] Tam ban triều điển là thứ hình phạt buộc tội nhân phải chịu uống
thuốc độc hoặc thắt cổ hay tự đâm cổ. Vua Hiệp Hòa phải uống thuốc độc
mà chết vào ngày 30-11-1883.
[2] Vua Kiến Phúc tức là ông Hoàng Ưng Đăng được tôn lập ngày 7-10
năm Quí Mùi (1883). Theo dư luận ở Huế nhà vua bị đầu độc do tay bà học
phi và Nguyễn Văn Tường. Hai người này tư thông với nhau. Nhà vua biết
được đang định sẽ trừng trị việc thông gian thì Tường ra tay trước. Cái chết
của vua Kiến Phúc như vậy không phải vì chính trị.
[3] Hòa ước 1884 đến ngày 9 tháng 3 năm 1945 thì mất hiệu lực về pháp
lý, do chỗ Pháp không đảm bảo nổi cho Việt Nam khi có vụ ngoại xâm của
Nhật trong thời kỳ đại chiến thứ hai (1939-1945) như Pháp đã cam kết.
[4] Cái ấn được để trên một cái bễ nấu lên chảy ra thành một cục bạc trị
giá 280 đồng bạc Mễ Tây Cơ thuở đó.