rút về nếu không Pháp sẽ đánh, rồi đôi bên xô xát kịch liệt đến tối, sáng
hôm sau quân Pháp và đại bại, phải kêu về Hà Nội lấy viện quân.
Đại tướng Négrier được lệnh mang quân lên tiếp ứng cho Trung tá
Dugenne. Được tin này chính phủ Ba Lê liền điện cho hải quân Trung
Tướng Courbet và Patenôtre đang làm công xứ Pháp ở Bắc Kinh đòi chính
phủ Tàu vì chuyện này phải bồi thường 28 triệu chiến phí. Đại diện của đôi
bên thương thuyết mãi tới 29-6 thì Pháp hạ số tiền này xuống 80 triệu phật
lăng, hẹn trả trong 10 năm. Nhưng cuộc thương thuyết vẫn tan vỡ. Lần này
Pháp cho đánh ngay vào các lãnh thổ của Tàu là Phúc Châu vào tháng sau
(tháng 7 năm Giáp Thân 1884). Pháp vây cả Đài Loan và phá vùng duyên
Hải Trung Quốc đến tháng 6 năm Ất Dậu 1885) là lúc Tàu chịu ký hòa ước
mới thôi.
Vào mùa thu năm ấy tướng Brière De L’isle thay tướng Millot được
thêm 6.000 viện binh, cộng tất cả là ngót hai vạn liền chia ra bốn đạo đánh
Đông Triều, Đồn Chũ, Đồn Đầm, Phủ Lạng, Thương Tức là vùng Đông
Bắc, Bắc Kỳ. Quân Cờ Đen lúc này đóng ở Tuyên Quang cũng bị Pháp tới
đánh. Quân Tàu thua ở khắp các địa điểm kể trên, số thiệt hại gấp mười so
với quân Pháp. Cuối năm Giáp Thân thành Lạng Sơn bị Pháp lấy được,
quân Tàu phải chạy qua Nam Quan trốn về Tàu, một phần rút lên Thất Khê.
Trong khi đại quân của Pháp đánh Lạng Sơn, quân Cờ Đen trở lại phong
tỏa thành Tuyên Quang do Thiếu ta Dominé giữ. Vì lực lượng ít ỏi nên
quân Pháp ở đây phải cố thủ. Đến 17 tháng giêng năm Ất Dậu, tướngBrière
De L’isle dẫn lục quân tiến đến Đoan Hùng và thủy quân vượt sông chảy
lên cứu Tuyên Quang. Thành này được giải vây. Trong cuộc xung đột này
hai bên Pháp Hoa đều thiệt hại lớn.
Ngày mồng 6 tháng 2 năm Ất Dậu (1885) quân Tàu lại tràn qua Đồng
Đăng. Tướng Négrier lên ngăn định đánh luôn tới Long Châu nhưng đến
mồng 8 lại rút về Lạng Sơn. Quân số của Pháp ở trong thành có 3.500
người. Ngày 13 quân Tàu tấn công Kỳ Lừa là một đồn giáp thành. Thiếu