1884 Pháp làm chủ thành Bắc Ninh, Đáp Cầu. Quân Tàu không rút về Lạng
Sơn được phải chạy lên Thái Nguyên.
Đánh xong Bắc Ninh, Pháp đánh luôn Hưng Hóa và Tuyên Quang.
Thiếu tướng Brière De L’isle dàn trận ở Đà Giang khởi chiến từ sáng ngày
15 tháng ba đến ba giờ chiều thì quân Pháp sang sông gần địa hạt Bạch
Hạc, chín giờ sáng hôm 16-3 tướng Négrier lên tiếp viện. Thế quân Pháp
càng mạnh, quân Tàu rút lên Mạn Ngược. Trưa ngày 17, Pháp vào được
thành Hưng Hóa. Bọn ông Hoàng Kế Viêm lần theo đường thượng đạo về
Kinh với cả một sự thất vọng.
Còn một thành nữa trong tay Cờ Đen là Tuyên Quang, Thống tướng
Millot cho thủy quân vượt Lô Giang, Trung Tá Duchesne đem 5 chiếc tàu
chiến đánh vào thành này. Họ đi từ mồng 3 tháng 5 đến mồng 8 thì đã tới
trước thành Tuyên Quang. Đôi bên giao phong được một giờ thì quân Cờ
Đen thua chạy. Kiểm điểm về các đồn ải, căn cứ, chiến lược, liên quân Hoa
Việt mất hết vùng Trung Châu và Trung Du xứ Bắc nhưng quân Tàu còn
đóng ở ba tỉnh Cao Bắc Lạng. Pháp liền ngoai giao với Tàu, để Tàu nhận
cuộc bảo hộ của mình cho yên. Sau nhờ người Đức tên là Détring làm trung
gian, Trung tá Fournier được lên Thiên Tân gặp Lý Hồng Cường là tổng
đốc Trực Lệ để lập cuộc hòa giải hai chánh phủ Pháp Hoa. Ngày 18-4 năm
Giáp Thân (11-5-1884). Hòa ước thành hình, nghĩa là Trung Quốc nhận rút
quân về và nhường quyền cho Pháp tự do xếp đặt mọi việc ở Việt Nam.
7 – Hòa Ước Thiên Tân Thứ Hai (27-4 Ất Dậu)
Với hòa ước này, Pháp đã mừng từ nay có thể yên trí để dẹp hết các
cuộc chống đối cuối cùng của triều đình Huế, nhưng trái lại quân đội Tàu ở
các vùng Cao Bắc Lạng vẫn không rút qua biên giới như đã quyết định vào
tháng 5 năm Giáp Thân (1884). Quân Pháp liền tiến đánh đồn Bắc Lệ, vừa
qua con sông Thương (thuộc tỉnh Bắc Giang) thì bị quân Tàu bắn tới tấp, ba
tên lính Pháp bị chết. Tàu mới cho Pháp hay tuy họ biết có hòa ước Thiên
Tân, nhưng chưa được lệnh hồi quân. Pháp đòi sau một giờ quân Tàu phải