Quân ta và Trung Hoa thấy khó giữ nổi thành liền nhân đêm tối rút hết
ra phía Đông Nam, sáng 17-12 quân Pháp vào thành. Trong trận này ta mất
1.000 binh sĩ, Pháp bị 83 người chết, 319 bị thương.
Được tin thắng trận ở Sơn Tây, Hạ nghị viên Pháp gửi thêm 7.000 quân
nữa qua Việt Nam. Giữa lúc này Khâm sứ Champeaux xin về Pháp nghỉ.
Ông Tricon sứ thần Pháp ở Trung Hoa được lệnh đến Huế điều đình, sửa lại
hòa ước 25-8-1883. Vào ngày 28-12-1883, mấy ngày đầu triều đình chưa
nói đến chuyện tiếp ông nhưng khi có tin Sơn Tây bị thất thủ, triều đình
mới cho ông Tricon gặp rồi thỏa thuận để cùng xét lại Hòa Ước Harmand.
Hai bên chưa ký xong thì tổng tư lệnh Courbet sau khi hạ được Sơn Tây
cho khinh khí cầu đo thám Bắc Binh. Nhưng chưa khởi sự đánh thành này
thì Courbet bị triệu về Pháp và tướng Millot được lên thay.
Quân tiếp viện của Pháp lại kéo sang thêm nữa và đã đổ bộ lên Bắc Kỳ
vào ngày 12-2-1884 trong đó có 470 sĩ quan, 16.000 lính và phu phen nô
dịch chiến trường có tới 6.000. Từ khi thua Pháp ở Sơn Tây, quân đội Việt
Hoa nỗ lực giữ Bắc Ninh. Tại đây bên cạnh Trương Quang Đản có tướng
Hoàng Kinh Lan, tổng tư lệnh quân Trung Hoa đến tăng cường việc bảo vệ
thành Bắc Ninh. Quân Trung Hoa đóng từ Lạng Giang (tỉnh lỵ) xuống
huyện Yên Dũng. Một đạo khác vượt qua tả ngạn sông Đáp Cầu chặn thủy
quân định tiến lên Bắc Ninh. Một đạo nữa giữ Hùng Lâm. Đại tướng họ
Hoàng đặt bộ tham mưu ở trong thành để chỉ huy Liên Quân. Quân Cờ Đen
đóng dài từ Đáp Cầu đến Yên Dũng lập thành một phòng tuyến kiên cố bao
quanh tỉnh ty. Tướng Millot, Brière De L’isle, Négrier đem các chiến đỉnh,
pháo đỉnh và các giàn trọng pháp đánh vòng lại phía sau thành, cố tránh
phía Tây Nam phủ Từ Sơn vì ở đây quân Trung Hoa, đóng nhiều. Họ nhắm
hướng Nam và Đông Nam mà tấn công nhân thể chặn đường tiếp viện Lạng
Sơn, Bắc Ninh. Sáng sớm ngày 7-2-1884 họ vượt sông Hồng Hà, sông Đáp
Cầu để yểm trợ cánh tả của lục quân, thủy quân lục chiến đổ bộ tại phủ
Lạng Thương. Ngày 9-3 đến 11-3 quân Pháp chia nhau vây bốn mặt thành.
Trận đánh rất hăng, khắp mọi nơi Liên quân đều bại và bỏ chạy. Ngày 12-3-