bọn ông Thuyết bắt được tang chứng về sự phản bội của vua Hiệp Hòa là
một bức thư của nhà vua gởi cho Khâm Sứ Pháp do Hồng Sâm con của Tuy
Lý Vương mang đi. Họ bắt vua Hiệp Hòa chịu tam ban triều điển[1] và
chém ngay Hường Sơn 30-11-1883. Theo số phận vua Hiệp Hòa và Hồng
Sâm là Trần Tiễn Thành cũng ở trong hàng ba quan Phụ Chính, vì ông
không tán thành chính kiến của Tường và Thuyết. Phe chủ hòa gần như mất
tinh thần và bị tiêu diệt dần, còn phe chủ chiến đặt ông Dưỡng Thiện (con
nuôi thứ ba của vua Tự Đức) bấy giờ mới 15 tuổi lên ngôi tức là vua Kiến
Phúc[2].
6 – Hòa Ước Năm Quí Mùi (1883)
Từ ngày 12 tháng 7 (Quí Mùi 1883) đến ngày 17 tháng 7 Pháp chia quân
đánh khắp nơi từ Trung ra Bắc. Quân Pháp thắng quân Cờ Đen ở làng Vòng
(Phú Hoài) và Hải Dương đồng thời toàn quyền Harmand ra lệnh cho thủy
quân tấn công vào cửa Thuận An. Các tướng trấn thành và chỉ huy quân đội
thủy bộ của ta Lê Sĩ, Lê Chuẩn, Lâm Hoằng, Trần Thúc Nhẫn vị tử trận
hoặc nhảy xuống sông tự tử. Triều đình chỉ còn một cách là hạ lệnh cho các
quan ta giải binh và xin ký thêm một hòa ước nữa: tức là hòa ước ngày 23
tháng 7 năm Quí Mùi (1883) ký kết giữa toàn quyền Harmand, Khâm sứ
Champeaux, Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hiệp. Hòa ước này có 37
khoản, đáng chú ý là những khoản sau đây:
Khoản thứ Nhất: Nước Nam chịu quyền bảo hộ của Pháp, việc ngoại
giao của Việt Nam phải để Pháp chủ trương.
Khoản thứ Hai: Tỉnh Bình Thuận sát nhập vào Nam Việt.
Khoản thứ Ba: Quân Pháp đóng ở Đèo Ngang và cửa Thuận An.
Khoản thứ Sáu: Từ tỉnh Khánh Hòa ra đến Đèo Ngang quyền cai trị
thuộc về triều đình.