Thuyết biết mưu này liền cáo ốm không sang và để Nguyễn Văn Tường
cùng Phạm Thận Duật sang tòa Khâm (theo tin các báo Ba Lê hồi ấy)
Trong cuộc đàm thoại, De Courcy yêu sách nhiều điều làm nhục quốc
thể Việt Nam, đại khái y đòi khi y đến, vua Hàm Nghi phải bước xuống
ngai nghênh tiếp, sau lại bó buộc ông Thuyết nếu ốm thì nằm cáng mà sang
sứ quán Pháp.
Thật là đưa nhau vào bước đường quyết liệt, vì vậy mà cuộc chiến tranh
Việt Pháp không sao tránh được.
Thuyết không chịu, De Courcy tính sao? Có kẻ Việt gian báo cho Khâm
sứ De Courcy biết rằng Thuyết không ốm, ông vẫn đi kiểm soát đồn trại và
kho thuốc súng. Một ngày qua tức là ngày 22-5 năm Ất Dậu (5-7-1885),
Pháp khao thưởng quân đội định sáng hôm sau sang vây bộ binh bắt
Thuyết, thì vào một giờ đêm Thuyết và Soạn cho bắn một phát đại bác làm
hiệu lệnh để nhất tè tấn công vào đồn Mang Cá và sứ quán Pháp.
Quân Pháp xuất kỳ bất ý, vội vàng nghênh địch, nhưng vẫn giữ thế thủ
để chờ buổi sáng. Họ ẩn núp trong trại không chịu ra ngoài. Khi mặt trời hé
mọc, quân Pháp thủy lục đều phản công, họ chở súng lên đài và nóc tàu bắn
qua rầm rầm giết hại quân nhân rất nhiều, Hoàng thành và cung điện nhiều
nơi bị phá hủy. Họ chia ra làm nhiều đạo quân tiến đánh các mặt. Hai đạo
quân của ta ở bên trong và bên ngoài chống không nổi, bị vỡ.
Nguyễn Văn Tường thấy thế nguy liền vào Nội yêu cầu nhà vua xuất
cung. Hữu quân Hồ Văn Hiển phò giá, đầu giờ Thìn ra cửa Tây Nam. Từ
Dũ thái hậu ủy Tường ở lại lo việc giảng hòa, Thuyết chạy kịp theo, còn
chừng trăm người. Quân Pháp liền trèo lên kỳ đài treo cờ Tam Tài.
Kiểm điểm lại trận đánh tại Kinh thành đêm 22 tháng 5 năm Ất Dậu
(1885), ta thấy phần bại hoàn toàn về phía chúng ta. Pháp chỉ chết có 16
người, bị thương 80 người. Quân ta chết đến vài ngàn, còn khí giới, lương