Vua Thành Thái là một người thông minh và có khí phách anh hùng.
Sinh ra vào buổi loạn ly, đất nước đã nằm trong tình trạng nô lệ của người
Pháp nên thời cuộc bấy giờ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm hồn của Ngài, vì
tính tình của Ngài can cường độc lập bao nhiêu thì cuộc đời Ngài càng mau
đi tới chỗ oan trái bấy nhiêu.
Lúc này, Pháp đã công nhiên thao túng chính sự Việt Nam, ai ai cũng
biết sức mạnh của họ. Đa số các đại thần trong triều đình đã ngã theo Pháp,
huống hồ họ lại được nhìn sự thất bại của vua Hàm Nghi trước đấy không
lâu. Hơn nữa, địa vị và quyền lợi các nhân đã làm mê muội họ rồi, bấy giờ
họ chỉ đua nhau tranh giành ân huệ của Bảo hộ. Như vậy, nhà vua gần như
bị hoàn toàn cô lập. Các bề tôi đã chẳng giúp đỡ gì cho Ngài mà có khi lại
còn phải bội để bí mật lập công với Pháp, ngay cả Trương Như Cương là
người con gái tiến cung và đang nắm mọi quyền hành trong nước. Phía
ngoài, phong trào Văn Thân và dân chúng bấy giờ đã gần như tắt hết.
Vua Thành Thái sở trường về Nho học, chịu ảnh hưởng rất nhiều những
tư tưởng của các nhà cách mạng Nhật và Trung Hoa. Ngài tìm hiểu phong
trào duy tân của hai nước này và khao khát việc cải cách quốc gia về mọi
mặt, những mong sớm đưa đất nước đến chỗ phú cường. Buổi đầu, Ngài bắt
các hoàng thân, quốc thích lo việc học theo hướng Trung Hoa và Nhật Bản.
Nhưng rồi mọi ý tưởng cấp tiến của Ngài đều bị tòa Khâm sứ ngăn trở.
Ngài cắt tóc ngắn trước nhất, học lái xuồng máy và xe hơi bằng sách vở.
Năm 1904, Bắc Kỳ và Trung Kỳ lâm vào cảnh đói kém, Ngài thân hành
ra tận nơi để trông nom việc chẩn cấp. Cử chỉ này càng làm cho nhân dân
mến phục Ngài.
Khi còn ông Nguyễn Trọng Hợp, triều chính vẫn giữ được trật tự một
phần nào, tình nghĩa quân thần chưa đến nỗi quá suy bại, bởi mọi việc còn
tùy sự quyết định của nhà vua. Khâm sứ Pháp đối với nhà vua vẫn có lễ độ.
(Có khi Khâm sứ Pháp sang yết kiến, nhà vua không tiếp mà vẫn không tỏ
sự bất mãn). Nhưng tới khi Trương Như Cương nắm giữ guồng máy triều