đình thì sức mạnh của chính quyền lọt hết vào tay bọn thân Pháp, người
trung trực chỉ còn là những chiếc bóng mờ. Địa vị của nhà vua, trên thực tế
lúc bấy giờ không còn gì nữa. Không khí triều đình mỗi ngày thêm nặng nề.
Nhà vua bực dọc lại nóng tính, thường trút những nỗi tức bực vào những lời
phê phán trên các từ lệnh. Cảm tưởng của vua là phần lớn các quan bấy giờ
bất tài, lạc hậu, chỉ biết nịnh hót để mưu cầu danh lợi. Ngay đối với Trương
Như Cương là quan đầu triều, có khi nhà vua cũng không có chút nể nang.
Những lời thóa mạ của Ngài trên các biểu chương đã gây dần mối ác cảm
giữa Ngài và người Pháp. Thời Khâm Sứ Ruverque thì sự giao hảo giữa ta
và Pháp còn khá nhưng sau đến Moulié và sau cùng là Lévêque thì sự mâu
thuẫn càng lớn dần. Lévêque vốn có chân trong hội Tam Điển (France
Marcon), nhờ thế lực của Hội mà được cử vào chức quan trọng. Ông ta
không rành việc Đông Dương mà tính tình lại cũng nóng nảy, hách dịch,
luôn luôn muốn lấn áp nhà vua. Sự bất bình giữa hai bên kéo dài luôn hai
năm trước khi nhà vua bị đưa đi đày.
Sau đây là vài việc đã quyết định tình thế của nhà vua một cách tai hại
và là điều không thể tránh được:
1) Nhân có việc bổ dụng nhân viên và ít việc nhỏ khác, triều đình đã có
bàn với tòa Khâm nhưng khi giấy tờ đệ lên nhà vua thì Ngài không ký.
Lévêque nói với Hội đồng Thương thư rằng: “Nhà vua không thành thực
cộng tác với Bảo hộ và Ngài đã mất trí khôn thì mọi việc Hội đồng Thượng
thư cứ tùy tiện”. Sự thực đây là một mưu mô có tính toán trước giữa
Lévêque và nhiều quan triều thần để sửa soạn việc phế lập sau này.
2) Việc thứ hai là người Pháp bắt ông Bữu Thạch, em con chú của vua
Thành Thái. Lévêque nói rằng khi y đang đi dạo chơi trong vườn thì thấy
một người cao lớn (ông Bữu Thạch) từ trong vườn nhảy qua hàng rào chạy
trốn, lính đuổi theo bắt được, nay Lévêque xin trao cho triều đình xử. Hành
động như trên, Lévêque muốn vu cho nhà vua sai Bữu Thạch ám hại mình.
Sự thật, Bữu Thạch đang dạo mát ngoài đường thì bị bắt. Việc này, triều