Màn cuối cùng của triều đại Thành Thái đã kết thúc ở chỗ các quan vào
lạy nhà vua và đệ một tờ biểu yêu cầu Ngài thoái vị. Tờ biểu này đã có đầy
chữ ký của họ. Riêng ông Ngô Đình Khả không chịu ký vào tờ biểu trên
đây, mặc dầu có sự dọa nạt của Pháp và bè lũ vong nô, cho nên sau này từ
cửa miệng sĩ phu Trung phần mới có câu: “Đày vua không Khả”.
Chính ra, lúc ấy Toàn quyền Broni và Khâm sứ Trung kỳ Lévêque rất e
ngại về vua Thành Thái. Muộn dẹp yên nỗi lo ngại ấy, họ đã dùng áp lực
gây nên việc ép vua phải thoái vị. Sau đó, họ đày Ngài đi Vũng Tàu (Cap St
Jacques) và cuối cùng đưa Ngài đi Phi Châu. Hoàng tử Vĩnh San lên thay,
lấy hiệu là Duy Tân (1907).
Việc phế bỏ và lưu đày nhà vua không những đã làm sôi nổi dư luận ở
Việt Nam mà còn làm xao xuyến cả chính giới Pháp, nen mấy tháng sau,
Lévêque bị triệu hồi cho êm dư luận, nhưng các việc đã thi hành không có
hoàn cải, đó là mánh lới của chính giới Pháp, khôn ngoan lắm thay! Còn
phản ứng của sĩ phu Việt Nam như thế nào?
Thời bấy giờ, các vị khoa mục thường vào Huế tọa giám tức là theo học
ở Quốc Tử Giám, trường này được coi như trường đại học ngày nay. Một số
cử, tú trẻ tuổi đã sôi bầu máu nóng khi nghe triều đình chạy theo sức mạnh
của ngoại bang. Họ liền thảo hịch kể tội và thóa mạ Trương Như Cương
cùng đồng bọn. Sau đó, Phan Phúc Hòe, tác giả bài hịch bị bắt liền.
Năm 1914, chiến tranh Pháp Đức bùng nổ. Các nhà cầm quyền Pháp ở
Việt Nam thấy vua Thành Thái có thể là mấu chốt cho cuộc khởi nghĩa
chống Bảo hộ trong dịp này, liền bí mật chở Ngài sang an trí tại Réunion.
Việc này xảy ra vào năm 1915.
Sau 32 năm trời đằng đẳng sống với thổ dân trên hòn đảo xa xôi ấy, đến
tháng 5-1947, nhờ con gái Ngài là vợ luật sư Vương Quang Nhường vận
động với cao ủy Bollaert, cựu hoàng Thành Thái mới được trở về nước nhà.