Tháng 3 năm 1913, hai đảng viên Cách Mạng Việt Nam Hải Ngoại
Nguyễn Văn Tráng và Nguyễn Khắc Cần về ném bom ở Thái Bình giết
được tuần phủ Nguyễn Duy Hàn. Cách mấy hôm sau giữa khách sạn “Hà
Nội Hotel” có một vụ ném bom thứ hai. Nạn nhân là hai sĩ quan Pháp:
Mongrand và Chapuis. Mục đích của hai vụ khủng bố này là cảnh cáo
người Pháp phải sửa đổi việc chính trị của họ tại Việt Nam và lũ tay sai
vong bản quá tham tàn đối với đồng bào.
Nhưng tới năm 1924 trở đi, để xúc tiến phong trào cứu quốc, các nhà
nho Hậu Văn Thân lập ra Việt Nam Quang Phục Hội và Việt Nam Thanh
Niên Cách Mạng Đồng Chí, Hội Duy Tân, Á Tế Á, Áp Bách Nhược Tiểu
Dân Tộc Việt Nam Chi Bộ…Các đảng, các hội này sau chịu nhiều việc thay
đổi, cải tổ để thành các đảng Đông Dương Công Sản Đảng, Phục Việt
Đảng, Tân Việt Đảng, Việt Nam Cách Mệnh Đông Minh Hội, Việt Nam độc
lập Đồng Minh Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhưng đứng lại để trực
tiếp với thời cuộc cho tới khi đánh đổ được nền thống trị của đế quốc Pháp
còn hai đảng là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội và Việt Nam Quốc Dân
Đảng (Xin coi sự nghiệp của hai đảng này ở các trang sau).
3 – Vua Thành Thái (28-1-1888)
Vua Thành Thái
Vua Đồng Khánh mất ngày 27 tháng chạp năm Mậu Tý thọ 25 tuổi, ở
ngôi được 3 năm, miếu hiệu là Cảnh Tông Thuần Hoàng Đế. Người Pháp
bèn đưa con ông Dục Đức là Bửu Lân lên thay, lấy niên hiệu là Thành Thái.
Pháp lại cớ con vua Đồng Khánh còn nhỏ, xét ra cớ này không đúng hẳn, vì
chính vua Thành Thái lúc lên ngôi cũng chỉ mới có 10 tuổi thôi. Lý do đúng
hơn cả về việc tôn lập vua Thành Thái là bởi người Pháp có cảm tình với
vua Dục Đức. Có điều đáng chú ý là trước khi bước lên ngai vàng, ông
Hoàng Bửu Lân đang bị giam trong ngục cùng với bà mẹ. Triều đình vào
rước Ngài từ ngục ra và đặt lên ngôi. Hai ông Nguyễn Trọng Hợp và
Trương Quảng Đản được cử làm Phụ chính cho vị thiếu quân.