- Ông Lê Ngưng phụ trách thảo tờ hịch và chương trình bạo động.
- Ông Nguyễn Thúy và ông Lê Đình Dương (y sĩ) đi thương lượng với
cố đạo Bàn Gốc để thông đồng với viên quan tư người Đức ở Mang Cá có
cảm tình với cuộc khởi nghĩa.
- Ông Nguyễn Chánh làm ủy viên kiểm soát. Các tỉnh đều phải cấp tốc
vận động binh lính và dân chúng để tiếp tay vào cuộc bạo động này.
Lúc bấy giờ vua Duy Tân đã 16 tuổi. Vua thường lấy làm đau lòng khi
thấy dân tình cực khổ, chịu sắc thuế nặng nề lại phải đánh giặc mướn cho
người Pháp, vì lúc này Pháp lấy người Việt đi dự vào cuộc Thế chiến Đệ
nhất (1914 – 1918).
Vua Duy Tân đã tỏ thái độ chống Pháp trong việc giao cho ông Huỳnh
Côn, Thượng thư bộ Lễ gửi một bức thư cho chính phủ Pháp trách cứ về
việc không thi hành triệt để Hòa ước 1884. Rốt cuộc không ai dám đem bức
thư này đi cả, có kẻ lại đi ton hót với Khâm sứ Trung kỳ, nên viejc này
khiến tòa Khâm sứ rất lấy làm bất mãn.
Ông Thái Phiên và ông Trần Cao Vân tìm cách vào tiếp xúc với nhà vua.
Hai ông bỏ ra một số tiền lớn cho người tài xế của nhà vua, thu xếp cho y
thôi việc để nhờ y giới thiệu Phan Hữu khánh tốt nghiệp trường thương mại
và kỹ nghệ ở Huế vào thay.
Khánh là một thanh niên lanh lợi, khôn ngoan, được nhà vua tin dùng
yêu mến. Nhờ đó, đảng cách mạng biết được rõ ràng tâm chí của nhà vua.
Hai tháng sau, Phan Hữu Khánh dâng vua một bức thư của Trần Cao Vân,
đại ý nói thảm họa của nước nhà từ ngày trở nên một quốc gia nô lệ và
nguyện vọng quốc của đồng bào. Trong thư có câu:
“Thiên khải thánh minh hữu bài Pháp hưng bang chí”.