bị bắt và bị xử bắn cùng hàng trăm binh sĩ ở Lạng Sơn dưới thời Công sứ
Chauvet.
Cũng nên nahwcs rằng trước khi quân Nhật bước vào nội địa, một đảng
quốc gia mới là Đại Việt Dân Chính ra đời do ông Nguyễn Trường Tam lập
ra gồm nhiều trí thức, công chức và sinh viên và cũng có liên lạc với quân
phiệt Nhật Bản. Khi phục quốc quân tan vỡ, Pháp đem các quốc sự phạm
trong nước đi an trí thì Đại Việt Dân chính cũng có một số đảng viên bị bắt,
riêng ông Nguyễn Tường Tam chạy thoát qua Tàu. Sau ít lâu, Đại Việt Dân
Chính được tổ chức lại và mang tên là Đại Việt Quốc Xã trong đó có mấy
nhân vật trọng yếu là Nguyễn Văn Tiếu, Nguyễn Đăng Đệ, Trương Đình
Trí…
- Từ 1943-1944 Việt Nam Ái Quốc Đảng của các ông Nguyễn Xuân
Chữ, Lê Toàn, Vũ Đình Di, Dân Chủ Đảng của các ông Vũ Đình Hòe,
Dương Đức Hiền cũng xuất đầu lộ diện (sau này Dân chủ Đảng lệ thuộc
hẳn mặt trận Việt Minh cho đến ngày nay) và trước cuộc đảo chính 9-3-
1945, một số đảng phái quốc gia tập hợp lại thành một đảng lớn lấy tên là
Đại Việt Quốc Gia Liên Minh trong đó có Đại Việt Quốc Xã và Đại Việt
Quốc Dân Đảng là hai cột trụ. Đại Việt Quốc Gia Liên Minh bước ra sân
khấu trong thời Nhật thuộc nhưng kém thủ đoạn, ít kinh nghiệm tranh đấu
tuy được tay Nhật bí mật ủng hộ mà vẫn bị Mặt Trận Việt Minh dành mất
địa vị, đáng lẽ chính quyền trên toàn cõi Việt Nam phải chuyển qua tay họ.
3 – Cuộc Đảo Chánh 9-3-1945
Trận Đệ nhị Thế chiến bùng nổ là lúc Việt Nam cũng như nhiều quốc gia
bị trị bước sang những giai đoạn mới của lịch sử. Phong trào Việt Nam
Quốc Dân Đảng và Đông Dương Cộng Sản Đảng mặc dầu bị đế quốc Pháp
đàn áp từ năm 1930 vẫn ngấm ngầm hoạt động. Các mạng Việt Nam bấy
lâu thu nanh dấu vuốt sửa soạn nắm thời cơ, thì thời cơ ấy bắt đầu tới giữ
lúc tiếng súng đại bác của Phát Xít Đức nổ trên bờ sông Rhein, phi cơ Nhật
oanh tạc các căn cứ Đồng Minh ngoài bờ bể Thái Bình. Tuy mất liên lạc với