VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 785

Liên tiếp với hai cuộc hành quân này, mồng 9-8-53 Pháp rút quân ra

khỏi Na Sản bằng không vận. Trước đây, 10-52 Pháp đặt chiến lũy Na Sản
để ngăn Việt Minh trên con đường tiến của họ qua xứ Lào.

Cho tới 1953, chiến trường Bắc Việt vẫn gay go hơn cả. Ngoài những

trận lớn kể trên, còn có những trận lẻ tẻ: trận Tarentaise diễn vào tháng 8
năm 1953 tại Bùi Chu, trận Claude tại Tiên Lãng (Kiến An), trận Brochet
tại Hưng Yên…

Tại Nam Việt, Pháp mở trận Savoie tại Hậu Giang và Sông Bé. Tại Ai

Lao, có trận Bearn giữa các vùng Nong Het, Ban Ban, trận Dampierre thâu
lại hai thị trấn Paksé và Mương Sung.

Xét ra, quả Navarre đã nắm được quyền chủ động chiến trường cho tới

cuối năm 1953 nhưng Việt Minh nhờ được sự che đậy, tiếp tế đều hòa của
dân chúng nên vẫn có thể trường kỳ chiến đấu được.

Cuối năm 1953, vào ngày 15-10 Pháp quân xuất toàn lực phá Liên khu

Tư của Việt Minh. Vùng đất này có tới 255.000 mẫu tây ruộng và một triệu
dân chúng cung cấp được hàng vạn quân chính quy và địa phương quân.
Việt Minh đặt hai sư đoàn 304 và 320 ở đây.

Hai tướng Cogny và Gilles đem hải lục quân vào Thanh Hóa. Cuộc xo

xát lâu đời tới 23 ngày gây được nhiều thiệt hại cho Việt Minh, cắt đứt được
giao thông của Việt Minh một thời, nhưng Pháp cũng tổn thất không kém.

Ngày 11-12-1953 sư đoàn 320 của Việt Minh ra công phá kịch liệt miền

Trung châu. Pháp tưởng đã tiêu diệt được sư đoàn này bằng cuộc hành quân
Mouette, vậy mà ngày 20-12 sư đoàn này lại xuất hiện ở Lai Châu và Điện
Biên Phủ. Từ giờ phút này, hai quân Thực-Cộng quần nhau riêng ở vùng
Điện Biên. Tại đây, đại tá De Castries hy vọng cầm chân Việt Minh để tiêu
diệt họ, yên trí rằng do đường núi gập gềnh hiểm trở, Việt Minh không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.