- Còn lý do nào khác ngoài tình thương và lòng nhân từ. Đó là
điểm tốt của Thuần. Một người rất hiếm có ở xã hội chúng ta.
- Người đàn ông kia thì thế nào? Ông ta không có ý kiến nào hết?
Triều tiến đến gần tôi, vỗ lên vai độp độp.
- Ông thơ ngây quá! Sau 30 tháng tư năm 1975, ở miền Nam,
không có thằng “cốm” nào không có vợ con đùm đề. Người đàn ông
kia cũng vậy, hắn nhào vô vợ Thuần cũng chỉ để “vui chơi” một thời
gian thôi. Tội nghiệp, hai đứa cháu gái chẳng khác nào hai giọt máu rơi
của hắn.
- Vậy là Thuần thương vợ thương con, thương luôn cả hai giọt
máu rơi đó, nên đã đứng ra làm giấy tờ đưa tất cả qua Mỹ?
- Chưa hết. Qua đây, Thuần làm luôn hai “ca” nuôi bốn đứa con ăn
học. Hôm nay, bốn đứa thành tài, tất cả đều có nghề nghiệp ngon lành.
Đặc biệt, bây giờ hai đứa con gái lại thương và chăm sóc Thuần hơn
hai đứa con ruột.
Tôi chợt nhớ có lần đọc đâu đó những lời răn của Đức Chúa Trời.
- Ê, ông biết Thuần có đạo Chúa. Tôi nhớ mài mại là... một trong
những điều răn của đạo... đại khái có một câu như vầy: Hãy yêu thương
mọi người như yêu thương chính bản thân mình.
Triều giả giọng Thuần cười hề hề.
- Yêu thương luôn kẻ thù của mình.
***
Thuần thân, tao muốn viết chuyện này từ lâu, nhưng mỗi lần khởi
sự, tao cảm thấy ngần ngại, rồi dừng lại. Mấy chục năm rồi, vết thương
dường như đã thành sẹo, tao không muốn khơi lại quá khứ đau thương,
tao không muốn làm mày xót xa, nhức nhối khi nhắc lại. Nhưng càng
ngày, hình ảnh và tấm lòng cao quí của mày cứ thôi thúc, cứ bứt rứt
trong tao, khiến tao không thể không viết lên chuyện này. Biết đâu câu
chuyện thương tâm này sẽ góp một phần nào vào dòng lịch sử của dân