chú”. Độc thân lại có máu lính sống hùng sống mạnh nhưng không
sống lâu, tôi mượn đại câu nói trong cuốn tiểu thuyết nào đó nói:
- Dung đừng gọi anh là chú.
Cô bẽn lẽn:
- Sao chú biết cháu tên Dung?
Có lẽ bộ rằn ri bạc màu và cái nhìn hau háu cùa tôi làm cô lúng
túng mà quên cái bảng tên cô gài trên ngực áo, tôi bèn “nham nhở”.
- Ngực cô nói.
Cô hàng sách tên Dung đỏ mặt, khẽ cúi xuống, liếc bảng tên mình
mang, “hứ” một cái rồi bỏ đi. Chàng lính trận lâu ngày ở những nơi
“thiếu bóng đàn bà”, nay trông thấy dáng điệu yêu kiều nhún nhẩy quay
đi trên đôi guốc cao cao mà ngẩn ngơ nhìn theo.
Cám ơn lời “cám ơn” của cậu thanh niên bán báo gợi cho tôi nhớ
lại kỷ niệm đẹp năm xưa và mừng hơn nữa là cái đẹp văn hóa Việt vẫn
còn tiềm ẩn trong đời sống tha hương, nó chưa chết như chúng ta
thường thấy trên khắp phố phường, mà sẽ sống mãi nếu mọi người
cùng biết vun trồng.
Nếu chúng ta theo dõi các ý kiến độc giả trên báo, các bài viết
ngắn trên phố Bolsa, hay các chương trình hội thoại trên radio, thì đâu
đâu cũng có tiếng thở dài về cung cách cư xử giữa kẻ bán và người
mua. Từ nhà hàng, cho tới chợ búa và ngay cả những phòng mạch, nơi
được gọi là “nhà thương”, nơi có những bà mẹ hiền “lương y như từ
mẫu”, hoặc chính bản thân chúng ta cũng có vài lần gặp phải cách cư
xử kém văn hóa Việt ở những nơi này.
Trong chương trình tìm hiểu pháp luật của luật sư Xali-M.., trước
khi đi vào phần giải đáp thắc mắc cho thính giả thì ông phải lên tiếng
than phiền về việc “sẹc-vít” của nhà hàng ăn X, và sau đó nhiều thính
giả gọi vào, thay vì hỏi về pháp luật thì lại cùng đồng ý với luật sư M...
về sự bê bối của nhà hàng X, chúng tỏ điều này không sai. Nhưng cái
văn hóa Việt vẫn còn sót lại nơi đây là thính giả và cả luật sư M. đều
không nêu đích danh và địa điểm của nhà hàng này mà chỉ kèm một lời