bà Bảo-Liên.
Đã lâu tôi không nhắc đến bà, xin quý độc giả đừng cho tôi là một kẻ bạc
nghĩa đã quên bà.
Cũng xin đừng cho tôi là kẻ bạc nghĩa đã quên bà vì không hề viết một lá
thư thăm bà trong bao nhiêu năm xa cách. Đã bao nhiêu lần tôi viết thư
“Con nhớ mẹ lắm, con yêu mẹ suốt đời con!” Nhưng một là bà không biết
chữ, hai là tôi sợ ông Bảo-Liên, chồng bà, nên tôi không dám viết. Nếu
Bảo-Liên xem thư, biết địa chỉ của tôi, ông ta sẽ tìm bắt tôi và bán cho một
Vỹ-Tiên không phải là Vỹ-Tiên thì nguy hại biết bao! Chắc chắn là ông ta
có quyền và có thể làm thế được. Chính vì lẽ đó mà tôi thà chịu mẹ tôi
trách là đứa con tệ bạc còn hơn là để rơi vào tay Bảo-Liên, ông ta có thể
bán tôi hoặc bắt tôi làm nô lệ cho ông ta. Tôi thà chết – chết đói – còn hơn
là khinh thị mà làm điều mạo hiểm đó.
Nhưng nếu tôi không dám viết thư cho bà, một khi tôi được rộng cẳng, tôi
có thể tìm cách về thăm bà được. Vì thế từ khi tôi nhận Mã-Tư vào đoàn
của tôi, tôi đã nghĩ, việc thăm bà có thể thực hiện được. Tôi cho Mã-Tư đi
trước. Tôi lánh mặt một chỗ, Mã-Tư sẽ vào nhà bà dò la tin tức. Nếu Bảo-
Liên đi vắng, tôi sẽ về ngôi nhà cũ để gặp mẹ tôi. Nếu Bảo-Liên vẫn ở làng,
Mã-Tư sẽ mời bà đến một chỗ nào đó để tôi được gặp mặt cho bõ những
ngày thương nhớ.
Đó là cái chương trình tôi vừa đi vừa dự định. Tôi đăm đăm suy nghĩ vì
thực hiện được không dễ.
Thực vậy, tôi không phải chỉ có việc thăm bà Bảo-Liên mà thôi. Tôi còn
phải xem trên đường đi của chúng tôi có những làng nào, tỉnh nào khả dĩ
kiếm được tiền.
Muốn thế, tốt hơn hết là hỏi ở bản đồ.
Lúc đó, chúng tôi đang đi trong cánh đồng. Chúng tôi liền bảo nhau ngồi
nghỉ trên một đống đá để trò chuyện không sợ ai phiền nhiễu.
Tôi mở túi lấy bản đồ trải trên bãi cỏ. Tôi loay hoay ngắm nghía và tìm
phương hướng mãi. Sau cùng tôi theo cách ông Vỹ-Tiên, ấn định một hành
trình. Hành trình này phải qua bảy thành thị nhỏ.
Như vậy chúng tôi có thể đến làng Tả-Văn-Ông và có nhiều hy vọng không