VÔ GIA ĐÌNH - Trang 243

lớn bán đủ thứ thực phẩm, với giá vốn cho thợ thuyền. Cái lợi thực hiển
nhiên. Người thợ mua được thức ngon, mà giá hạ, tiền không phải trả ngay,
sẽ tính trừ vào kỳ lương. Do đó, họ không phải mua sỉ ở các hiệu buôn nhỏ,
chém rất nặng và tránh được công nợ.
Tuy nhiên, tất cả những việc hay, có cái lợi thì cũng có cái hại. Ở Văn-Xá,
các bà vợ công nhân có cái tập quán ăn không ngồi rồi trong khi chồng làm
lụng vất vả ở dưới hầm than. Họ sang nhà này nhà nọ lấy cà-phê và bánh
ngọt về ăn uống với nhau, họ ngồi lê đôi mách, đến khi chồng đi làm về, họ
không kịp nấu súp. Lúc đó, họ chạy ra hãng lấy dồi, lấy thịt về ăn. Không
phải nhà nào cũng thế, nhưng kiểu này rất nhiều.
Cũng vì bà thím áp dụng kiểu này nên bữa đó, chúng tôi không có súp. Bà
có tật lười biếng, bép xép, lắm mồm. Mãi sau tôi mới biết trong sổ mua
chịu hàng của bà chỉ độc có hai khoản: khoản cà-phê, sô-cô-la và khoản ba-
tê và xúc-xích. Ông chú là người dễ tính, thích yên tĩnh. Ông chịu ăn mãi
xúc-xích và không kêu ca gì. Đôi khi ông nói rất nhẹ nhàng.
Ông cầm cốc rượu bảo:
- Tôi không thành người nghiện rượu vì tôi có đức tính. Chiều mai cố làm
súp ăn.
- Thì giờ đâu?
- Thì giờ ở trên mặt đất ngắn hơn thì giờ ở dưới hầm hay sao?
- Ai vá cho? Ông vận hại quần áo quá!
Lúc đó, ông nhìn vào quần áo ông, lem luốc những than và sờn rách nhiều
chỗ. Ông nói:
- Chỉ vì ta ăn mặc sang quá ông Hoàng.
Bữa ăn chấm dứt rất chóng.
Ông chú bảo tôi:
- Con! Con ngủ với An-Sinh.
Rồi quay ra Mã-Tư:
- Còn con, con cùng ta xuống bếp, dọn ổ cỏ nằm rất tốt.
An-Sinh và tôi, chúng tôi cùng nhau qua một đêm trắng để chuyện trò.
Ông An-Thiện làm thợ cuốc nghĩa là ông có công việc dùng cuốc để vạc
những khối than mỏ. An-Sinh giữ chân đẩy goòng trên đường sắt ở dưới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.