VÔ GIA ĐÌNH - Trang 415

Tôi cố can đảm nói:
- Nếu cha vui lòng, cha cho Mã-Tư xem.
- Tốt lắm.
Mã-Tư dịch tàm tạm đôi câu cho tôi nghe: tôi sinh ngày thứ Năm mồng 2
tháng Tám, là con trai ông Điệp-Công-Tích và bà Mạc-Gia-Lan, vợ ông.
Còn hỏi thêm gì nữa? Tuy nhiên, Mã-Tư vẫn không chịu. Tối đến, khi
chúng tôi vào xe ngủ, anh lại ghé vào tai tôi nói nhỏ như còn có điều gì bí
mật nữa.
Anh nói:
- Tất cả những điều ta đã nghe đó, hay thực, nhưng chưa đủ giải thích cho
ta tin rằng ông Điệp-Công-Tích và bà Mạc-Gia-Lan, vợ ông, giầu có thế
nào mà may mặc cho con nào mũ đăng-ten, nào áo cánh đăng-ten, áo dài
thêu gấu; những người lái buôn rong không phú quý như thế được!
- Chính vì cha mẹ tôi là lái buôn rong nên những quần áo đó mới dễ kiếm
và rẻ tiền.
Mã-Tư lại thở dài và lắc đầu. Xong anh lại nói nhỏ vào tai tôi:
- Tôi còn một ý tưởng nữa nó cứ ám ảnh trong đầu tôi: anh không phải là
con của quý ông Điệp-Công, mà chính là đứa con quý ông Điệp-Công đã
bắt trộm.
Tôi định cãi lại thì Mã-Tư đã leo lên giường mất rồi. Nếu ở địa vị Mã-Tư,
có lẽ tôi cũng có nhiều tưởng tượng như anh, nhưng ở địa vị tôi, tôi không
được phép tưởng tượng bừa bãi thế. Người đó là cha tôi. Còn đối với Mã-
Tư thì người đó là “quý ông Điệp-Công” như anh vẫn thường nói. Mỗi khi
ý tưởng tôi nghiêng về Mã-Tư thì tôi lại cố nắm lại, nắm lại bằng một bàn
tay cứng rắn.
Về quý ông Điệp-Công, Mã-Tư có thể tha hồ xét nghĩ.
Đối với Mã-Tư, quý ông Điệp-Công chỉ là một người, anh không bắt buộc
có bổn phận gì. Trái lại, tôi, đối với cha tôi, tôi phải kính trọng.
Trong trường hợp hiện thời của tôi, chắc hẳn cũng có sự gì uẩn khúc,
nhưng tôi không được phép tự do nhận xét theo quan điểm của Mã-Tư, Mã-
Tư có thể được hoài nghi. Còn tôi, cấm chỉ mới phải. Vì thế mỗi khi Mã-Tư
ngỏ ý nghi ngờ cùng tôi, tôi có bổn phận bắt anh phải im.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.