giờ rưỡi tôi không thể nào ở trong Nhà Thờ Thánh Gioóc được. Nếu họ
khai đúng thế, tôi sẽ thoát nạn mặc dầu cái bằng chứng câm của Lãnh-Nhi
của buộc tội tôi.
A! Nếu Mã-Tư không đau chân. Anh đã xoay sở lo liệu cho tôi. Những bây
giờ bệnh hoạn thế không biết anh có ra được khỏi xe không? Nếu anh
không đi được, Bốp có muốn thay thế anh không?
Tôi lo phiền quá, không sao ngủ được mặc dầu thân thể đau như giần. Tôi
cũng chẳng buồn động đến đồ ăn người ta mang đến cho tôi. Chán thức ăn
nhưng tôi thèm nước. Chốc chốc tôi lại chạy đến vò nước uống một hơi dài,
mà vẫn cứ thấy đắng miệng và khát. Khi trông thấy người cai ngục vào
phòng giam của tôi, tôi lại mừng rỡ và hy vọng, vì từ khi bị nhốt, tôi cứ rối
ruột về một câu hỏi mà tôi không tìm được câu trả lời: “Bao giờ quan Tòa
mới hỏi? Bao giờ tôi được cung khai để bào chữa?”
Tôi thường nghe người ta kể chuyện có người tù bị giam hàng tháng không
được hỏi đến, có lẽ tôi cũng sẽ cùng số phận đó chăng? Tôi không biết ở
nước Anh, cuộc thẩm vấn tội nhân không được để quá hai ngày từ lúc bị
bắt đến lúc lấy cung.
Cái vấn đề không giải quyết được đó, tôi liền đem hỏi người cai ngục. Ông
ta trông có vẻ không dữ tợn và sẵn lòng cho tôi biết là chắc chắn ngày mai
tôi sẽ được ra hầu Tòa.
Vì tôi hỏi ông ta, nên ông ta hỏi lại tôi:
- Vậy anh đã vào Nhà Thờ như thế nào?
Đáp lại câu hỏi đó. Tôi hết sức trình bày những lý do, những bằng cứ tỏ ra
tôi bị bắt oan. Nhưng nghe tôi nói, ông ta cứ so vai lên. Tôi nhắc đi, nhắc
lại mãi rằng tôi không hề vào Nhà Thờ, ông ta bước ra còn quay lại nhìn tôi
và lẩm bẩm:
- Những trẻ ranh ở Luân-Đôn hỏng cả!
Ông ta ra rồi, tôi buồn nản quá. Mặc dầu ông ta không phải là quan Tòa, tôi
muốn ông ta thấu nỗi oan cho tôi. Nghe giọng nói, trông nét mặt của tôi,
đáng lẽ là ông ta phải nhận là tôi vô tội mới phải.
Tôi đã không làm cho người cai ngục tin tôi thì tôi làm cho quan Tòa tin tôi
như thế nào được? Nhưng không sợ, tôi đã có chứng tá nói thay tôi. Nếu