lại trong bếp.
Chúng tôi vào hỏi:
- Bà Suy-Ô (tức Cát-Tường) có nhà không?
Bà ta quay ra nhìn chúng tôi một lúc, hình như chưa hiểu chúng tôi hỏi gì.
Sau cùng bà đáp:
- Bà ấy không ở đây nữa.
- Thế bây giờ ở đâu?
- Ở Ai-Cập.
Mã-Tư và tôi ngẩn người, nhìn nhau. Ở Ai-Cập! Chúng tôi không hiểu Ai-
Cập là nước nào và ở đâu? Nhưng chúng tôi đoán là xa, xa lắm, ở góc biển
bên trời.
- Còn cô Lệ-Hoa? Bà có biết Lệ-Hoa không?
- Lệ-Hoa à? Cô ta đi thuyền với một bà người Anh.
Lệ-Hoa hiện ở thuyền Thiên-Nga! Chúng tôi đã lạc trong giấc mơ chăng?
Nhưng bà ta đã trả lời là chúng tôi đang ở trong cảnh thực bằng câu:
- Anh là Lê-Minh à?
- Phải.
- Vậy thì, khi ông Suy-Ô chết đuối…
- Chết đuối?
- Chết đuối trong “đập”. Ông ta trượt chân ngã xuống đập, bị nước cuốn và
móc vào một cái đinh ở gầm sà-lan. Đó là cái tai nạn về nghề nghiệp
thường xảy ra. Vì thế ông ta chết đuối. Sau đó chồng tôi đến thay. Bà Cát-
Tường đảm đang thực nhưng không tránh nổi cảnh khốn quẫn. Khi tiền hết,
người ta không thể “đúc” ngay ra được. Có người chủ cũ định thuê bà sang
Ai-Cập để trông nom mấy đứa trẻ. Nhưng bà lúng túng không quyết vì còn
đứa cháu gái, Lệ-Hoa. May sao, một chiều kia, có một bà người Anh giong
thuyền cho đứa con trai ốm đi chơi, dừng lại ở cửa đập. Người ta nói
chuyện. Bà khách kia đang cần một đứa trẻ để làm bạn với con mình cho
vui, liền xin Lệ-Hoa để nuôi nấng, dậy dỗ và chữa bệnh cho. Thấy bà khách
kia hiền hậu, quá tốt, dịu dàng với kẻ nghèo khó, bà Cát-Tường chấp thuận.
Trong lúc Lệ-Hoa lên thuyền theo bà người Anh, bà Cát-Tường sang Ai-
Cập. Trước khi từ biệt, Lệ-Hoa không biết nói, ra hiệu cho cô là bà Cát-