phúc của chúng con. Nhưng con xấu quá, hay có tính tò mò!
Thì giờ ra đi. Chiếc xe ngựa tôi cho ra ga Phe-Ry đón gia đình của Lệ-Hoa
chỉ về chốc lát.
Muốn trêu tính tò mò của vợ tôi, tôi liền lấy ống viễn kính vẫn dùng để
ngắm các tàu biển qua lại, nhưng đáng lẽ tôi giơ ra ngoài biển, tôi lại quay
ống kính về phía đường cái mà xe ngựa đón gia đình Lệ-Hoa sắp về.
Tôi bảo Lệ-Hoa:
- Em nhìn vào kính này, tính tò mò của em sẽ được thỏa mãn.
Lệ-Hoa cầm lấy ống kính nhìn, chỉ thấy một dải đường trắng, không thấy
một chiếc xe nào.
Đến lượt tôi nhìn, theo giọng phỉnh khách của ông Vỹ-Tiên ngày xưa, tôi
nói:
- Sao? Em không nhìn thấy gì trong kính à? Cái kính này rất thần diệu. Anh
nhìn qua biển sang đến Pháp. Kìa, trong một ngôi nhà ở kế cận thành Sô
(Sceaux), anh trông thấy một người tóc bạc đang giục hai người đàn bà
đứng bên cạnh:
“Nhanh lên chứ kẻo lỡ xe hỏa thì tôi không đến được nước Anh dự lễ Rửa
tội cho cháu ngoại tôi. Bà Cát-Tường xin bà mau lên, đã 10 năm nay bà về
ở với tôi, bao giờ cũng thấy bà chậm. Sao nữa? Cô Yến-Chi. Muốn nói cái
gì? Cô vẫn cứ làm cảnh-sát mãi! Ta trách đùa bà Cát-Tường đấy thôi. Ta
biết bà là một người em gái giỏi nhất, cũng như con, Yến-Chi, con là một
người con gái giỏi nhất. Tìm đâu cho được một người con gái tốt như con,
không chịu lấy chồng để ở nhà phụng dưỡng cha già và cứ đóng mãi vai
thần hộ mệnh từ tấm bé, hết lòng săn sóc cho các em trai và em gái? – Rồi
trước khi lên đường ông còn dặn những đầy tớ phải trông nom vườn hoa
trong khi ông đi vắng – ông nói: Các anh nên nhớ rằng chính ta là một thợ
trồng hoa, ta hiểu nghề lắm. Các anh đừng có dối ta!”
Tôi lại quay kính ra chỗ khác như muốn đổi hướng. Tôi nói:
“Bây giờ anh lại trông thấy chiếc tàu biển, một chiếc tàu lớn ở An-Ti
(Antille) về và cập bến Hao-Cảng (Havre). Trên tầu có một chàng thanh
niên vừa đi du lịch và khảo cứu các giống thực vật ở miền A-Ma-Dôn
(Amazone) về: chàng có đem về một lô hoa thảo kỳ dị mà người Âu-châu