Vỹ-Tiên bảo tôi:
- Thành phố Boóc-Đô đây!
Đối với đứa trẻ sinh hoạt như tôi, từ bé đến giờ chỉ được trông thấy những
làng khổ ở vùng Cờ-rơ (Cereux), hơn chút nữa là những tỉnh nhỏ tình cờ tôi
được trông thấy khi dưới đường, thì thành phố này là một cảnh tiên.
Không nghĩ ngợi gì, tôi đứng ngay lại, yên lặng nhìn đằng trước tôi, chỗ
gần, chỗ xa và khắp cả chung quanh tôi. Xong, mắt tôi chú vào điểm: khúc
sông có tàu thuyền đậu. Thực vậy, chỗ đó có một hoạt động tưng bừng mà
tôi chưa nhìn thấy bao giờ.
Có những chiếc tàu, thẳng cánh buồm, nghiêng mình chạy xuôi; những
chiếc khác, chạy ngược dòng, chậm hơn. Cũng có chiếc đứng yên như
những hòn đảo. Cũng có chiếc quay tròn như cánh chong chóng. Sau cùng,
cũng có những chiếc không cột, không buồm nhưng có một cái ống nhả
từng cuộn khói đen lên trời, chạy ngang, chạy dọc rất nhanh, rẽ làn nước
vàng và để lại ở đằng sau những luồng bọt trắng xóa.
Thấy tôi ngơ ngác, Vỹ-Tiên giảng nghĩa cho tôi:
- Đến giờ nước triều lên. Những tàu này mới ở biển vào; chúng đã đi xa và
đi lâu nên nước sơn đã bạc, và vỏ ngoài đã gỉ. Những chiếc kia vừa rời bến.
Còn những chiếc đang quay ở giữa sông là chúng xoay quanh neo để hướng
mũi tàu vào sóng triều lên. Còn những chiếc đang chạy hiên ngang trong
đám khói đen kia là những chiếc tàu dắt.
Tôi được nghe bao nhiêu tiếng lạ và trông thấy bao nhiêu điều mới! Từ
trước đến giờ, không bao giờ chúng tôi nghỉ lâu ở những tỉnh đã đi vì
chúng tôi ít trò quá, phải đi mỗi ngày một nơi để diễn thì mới có khách
xem. Với những kịch sĩ của đoàn Vỹ-Tiên, chương trình khó lòng mà biến
hóa cho nhiều. Vì thế khi chúng tôi đã diễn xong “Người đầy tớ của Ngài
Hảo-Tâm”, “Cái chết của Đại-tướng”, “Công bình vẫn thắng”, “Liều thuốc
tẩy”, và ba bốn bản nữa là hết. Khán giả đã xem đủ và cho là đủ rồi. Phải
đem “Người đầy tớ của Ngài Hảo-Tâm” hay “Liều thuốc tẩy” đến một nơi
khác mà công chúng chưa được xem.
Nhưng đến đây, thành Boóc-Đô là một đô thị lớn, ở đó, khán giả thay đổi
luôn luôn. Chúng tôi chỉ luân chuyển đi các phố là có thể diễn ba xuất mỗi