Nhâm-tí 1852, bài vị được đem thờ ở miếu trung-hưng công-thần.
Mậu-ngọ 1858, được thờ ở đền Hiền-lương.
Trong nhà hội-quán Minh-hương Gia-thạnh ở Chợ-lớn cũng có thờ
Trịnh và Ngô nhân Tịnh là người trong nhóm Sơn-hội.
Mậu-dần 1938, ngày 24-2, nghị-định toàn-quyền số 1189, cho trường
Bác-cổ Hà-nội thừa nhận và trông coi mộ Trịnh.
Trịnh còn để lại đời :
- CẤN-TRAI THI-TẬP
- GIA-ĐỊNH THÔNG CHÍ
- BẮC-SỨ THI-TẬP
- LỊCH ĐẠI KÝ
- NGUYÊN KHANG
- KHANG TẾ LỤC
- GIA-ĐỊNH TAM GIA THI-TẬP
Nói đến thơ của Trịnh hoài Đức, chúng ta phải nghĩ ngay đến bài thơ
của Trịnh làm lúc từ-giã mẹ đi sứ nhà Thanh :
« Lìa-hiệp thương nhau kể mấy hồi,
Ân-tình ai cũng khéo phanh-phui.
Trăng lòa ải Bắc nhàn chinh bóng,
Thu quạnh trời nam quạ đút mồi.
Ngay-thảo tưởng rồi sa nước mắt,
Công-danh nghĩ lại mướt mồ-hôi.
Quân-thân tuy cách lòng đâu cách,
Trọn đạo con là trọn đạo tôi ».
Nhất là mười-tám bài thơ của Trịnh làm khi về Trung-quốc vào chầu
vua Thanh, để rồi chạnh nghĩ phận mình vốn là con dân nhà Minh, thì tấm
lòng bị nung-nấu kể sao cho xiết. Ngậm đắng nuốt cay, nỗi nọ đường kia,
Trịnh không sao ngăn được trào lòng mà phải thổ-lộ một vài. Trịnh đã bày-
tỏ trạng-thái tâm-hồn mình bằng cách mượn thảm cảnh Chiêu-quân biệt Hán
sang Hồ :