Người coi để tiếng nhắc lâu-dài ».
Nghĩ đến sự để tiếng nhắc lâu-dài, để cho người coi bị kích-thích, bị
khêu-gợi lòng, Trịnh ngậm-ngùi cởi mở hết lòng mình mà giãi tỏ không
giấu-giếm gì hết nữa :
« Lâu-dài mong trả nợ quân-thân,
Bao quản đường xa gánh nặng hoằng.
Chớp lụy anh-hùng khi tách biệt,
Bày lòng trung-nghĩa đạo vi thần.
Con ve mới dứt hơi kêu hạ,
Cái võ mò canh tiếng khóc xuân.
Gió thảm mưa sầu đang dập-dã,
Bút hoa mượp chép chuyện khùng-khằng.
Khùng-khằng lại giận đứa lăng-nhăng,
Sấm tối mưa mai gẫm chẳng bằng.
Bến nước mười-hai đua chiếc lá,
Đất trời ba-bảy đợi con trăng.
Thương đây lại dặn đừng thương lãng,
Nhớ đó thôi thì chớ nhớ xằng.
Mối nợ sự duyên ai có hỏi,
Xưa nay cũng một tấm lòng chăng ?
Tấm lòng chăng phải phải phân-trần,
Ít nói là người dưỡng tánh chăng.
Đã bện bó rơm làm đứa quỷ,
Lại trau cục đá tượng ông thần.
Dẫu chưa đất phấn tô gương mặt,
Sẵn có cậy da cậy tấm thân.
Cũng muốn đem mình đi thế ấy,
Đem mình đi thế ấy bần-thần ».
Quá lắm rồi ! Thì ra Trịnh lúc nào cũng quay về nước cũ để toan-tính.
Bện rơm làm quỷ, trau đá tượng thần, ít nói để dưỡng tính chân, đó đều là