Vùi sẵn trước sân vài đóa cúc,
Lo chi trong đãy một đồng tiền.
Lưu Linh vợ lạy khôn từ chén,
Lý Bạch vua kêu chẳng xuống thuyền.
Hầu muốn học đòi theo thế ấy,
Song le vì thế hãy chưa yên.
Chưa yên ta phải tính làm sao,
Cơm-áo ngồi không dễ đặng nào.
Phải mượn binh sương trừ giặc cỏ,
Lại đem trận gió phất cờ lau.
Đất yên cõi Việt rừng nho rậm,
Trời giúp nhà Ngu biển thánh cao.
Mới biết tài non đền nợ nước,
Dám đâu nói chuyện ẩn nguồn đào ».
Dẫu Trịnh có lòng nào đi nữa thân ở Việt-nam mà lòng chẳng quên
Trung-quốc thì nội một câu : « Đất yên cõi Việt rừng nho rậm », cũng đủ
chứng-tỏ dầu sao Trịnh cũng có thành thật mến-yêu cõi đất Việt phần nào.
Chẳng những là một tài thơ lỗi-lạc trong nhóm Sơn-hội, một bậc đàn
anh trong thi-xả Bình-dương, Trịnh hoài Đức còn là người lịch-lãm giang-
hồ. Một bằng-chứng là trước khi ra phò chúa Nguyễn-phúc-Ánh, Trịnh đã
trải qua một thời tránh loạn, chìm-nổi đó đây, nên sự nghe-thấy, hiểu-biết
được sâu rộng hơn người. Chính trong tập « Cấn-trai thối thực truy biên »
Trịnh đã viết :
« Đào Châu quán trục ngũ hồ du,
Thiên lý dao thừa Phạm Lãi chu ».
Nghĩa :
« Nghìn dặm từng rong thuyền Phạm Lải,
Đào Châu chơi nhởn suốt năm hồ ».
Đào Châu tức là tên hiệu của Phạm Lãi đã đổi lại sau khi giúp vua Việt
Câu-Tiễn thành công rồi bỏ ra đi. Đọc hai câu trên đây, đủ rõ ít nhiều bản-