còn để lại cho non nước Việt những công-trình sáng-tác và khảo cứu có giá-
trị. Và Trịnh làm thơ nôm, ý-vị cũng chẳng kém gì nhà thơ Việt đâu nào.
Nếu ất-tị 1785, Trịnh có bài :
« Hồ-hải đông lưu điển sử bôn,
Hồi loan kim ngạc dược giang đồn.
Chế-lăng sơn thủy nhiễu yên chướng,
Gia-định hương quan nhập mộng hồn ».
Ông Ngạc-xuyên dịch :
« Biển Hồ cuồn-cuồn chảy sang đông,
Sóng vận sấu vàng cá nhảy tung.
Non nước Chế-lăng đầy chướng khí,
Xóm làng Gia-định mộng hồn trông ».
Trịnh lại tự chú-thích rành-rọt về Biển Hồ rằng : « Chân-lạp tây nam
hữu hồ quảng đại, nhất vọng vô tế, tục danh Hồ-hải, thu thủy tây trú, đông
tắc đông lưu, chí xuân càn lác, sở xuất hiện liên-tử càn, lệ-ngư, vi lợi thậm
phổ ».
Nghĩa : « Phía tây-nam xứ Chân-lạp có hồ rộng lớn, một loạt trông ra
không thấy bờ bến. Mùa thu nước chảy gom về phía tây, mùa đông lại chảy
về phía đông ; sang xuân nước cạn, trong hồ có hột sen khô, có cá tra, đó là
mối lợi to khắp xứ ».
Xem thế, văn-chương của Trịnh chú-trọng về thực tế, rất có ích cho
chúng ta ngày nay lấy đó là sử-liệu tra cứu việc xưa.
Nhất là năm bính-ngọ (1786), Trịnh lại có bài đề là « Ký hoài Hoàng
ngọc Uẩn Hối-sơn Chân-lạp hành », cung ứng sử-liệu cho người sau chẳng
ít, và tỏ ra sự lịch-duyệt phong-trần của Trịnh :
« Viên mai biêu bạch, cúc sưu hoàng,
Phồn thép trần sinh thảo mộng mang.
Đắc lộ côn bằng nam tỉ hải,
Ly quần hồng nhạn dạ minh sương.