tại tích gián thủy, hữu pháp phiêu lưu, hồ tăng để bố tuyến cửu điều, tác
pháp hệ chi, bạn trú vu thử, kim thành phụ vân ».
Nghĩa : « Bớ phía đông sông Nam-vang có một ngôi tháp xưa, trên có
khảm một bầu vàng, hiệu là Kim-tháp, cũng gọi là Kim-đài. Tục truyền : có
tích nước dâng, một cái tháo trôi theo dòng : một nhà sư Cao-miên lấy sợi
vải chín mối làm phép buộc lại, rồi giữ tháp luôn nơi đó, ngày nay thành
gò ».
Trịnh đi nhiều biết nhiều đã đành, hơn nữa Trịnh còn có óc mạo-hiểm.
Như trong bài thơ Trịnh tự-thuật đã đi tới một nơi nguy hiểm, đất cấm ở
nước Cao-miên, rằng :
« Trúc-giang phất thử thanh xà tiến,
Biếc-phố đao sa hắc lãng phiên ».
Trịnh vẫn tự chú-thích kỹ-càng về hai câu ấy. Về câu trên, Trịnh chua
rằng : « Trúc-giang Mạng địa đa sản thanh xà, tịnh hối tiếu phong, thích
nhân lập tử ». Nghĩa : « Sông Trúc ở đất Mang sinh-sản nhiều rắn lục, thanh
vắng hút gió, cắn người chết ngay ».
Câu dưới thì Trịnh chua : « Biếc-phố vi Cao-miên cấm địa, hữu binh
phòng-thủ, thời thủ kỳ đản, vi tiến quốc vương. Hữu Đại-chuyện-xạ tính
thậm tranh ác ». Nghĩa : « Vàm sông Biếc là đất cấm xứ Cao-miên, có
phòng thủ, lúc bấy giờ ở giữ lấy trứng trạnh (một bài rùa) để dâng cho nhà
vua ; ở đấy có một vị « Đại-chuyên-xạ » tính rất hung-ác ».
Cũng nhờ cái sự hay ghi-chép ấy của Trịnh, người đời sau mới nương
đó mà hiểu-biết được nhiều điều.
Như câu thành-ngữ « trở vỏ lửa ra » chẳng hạn. Nguyên tục-ngữ có
câu : « Con gái trở vỏ lửa ra ». Ở Trung, Nam-Việt ai cũng biết cả. Ở Bắc
cũng có tục ấy từ xưa, bây giờ đã bỏ nên ít có người biết. Phàm nhà có đàn-
bà sinh, người ta buộc một cây ráy và một hanh củi đã đun dở một đầu vào
một với nhau, rồi lại đem buộc trên một cái nọc cắm ngoài ngõ kêu bằng
« khem ». Sinh con trai thì đặt hanh củi đã cháy dở ấy, trở đầu vào nhà ; con
gái thì đầu ấy trở ra. Người đi qua lại, thấy cái khem thì biết ngay trong nhà