chí-ý họ Mạc. Nhưng trong sự tung-hoành, họ Mạc vẫn phải chịu rằng sự
giáo-hóa ở nước ta rất lành, nên rất mát dạ khi ngửa cúi tuân theo. Để rồi
tưởng lại thân mình vốn là người lưu-lạc mà may được đến nơi văn-hóa đẹp-
đẽ, họ Mạc tỏ cảm-tưởng hài lòng :
« Lưu-loát hưởng dư nhân nước thịnh,
Ê-hề sẵn có của trời dành ».
Tiếng trống khuya ở Giang-thành (Giang-thành dạ cổ), được họ Mạc tỏ
rõ vịnh-bày phong-độ oai-hùng của quân-dân nước ta, và ghi-chứng sự
vững-chắc của thành-trì ta :
« Trống quân Giang-thú nổi oai phong,
Nghiêm gióng đòi canh ỏi núi sông.
Đánh phá mặt gian người biết tiếng,
Vang truyền lệnh sấm chúng nghiêng lòng.
Phao tuôn thấy đã an ba vạc,
Nhiệm-nhặt chi cho lọt mảy lông.
Thỏ lụn sớm hầu trưa bóng ác,
Tiếng xe rầm-rại mới nên công ».
Chuông sớm chùa Tiêu, tức chùa Phù-dung (Tiêu tự thần-chung) cũng
có mãnh-lực nhiệm-màu :
« Rừng thiền xích xát áng ngoài tào,
Chuông gióng chùa Tiêu tiếng tiếng cao.
Chày thỏ bặc vang muôn khóm sóng,
Oai kình thét rớt mấy cung sao.
Phiền-nao kẻ nấu sôi như vạc,
Trí-huệ người mài sắc tợ đao.
Mờ-mệt gẫm dường say mới tỉnh,
Phù-sinh trong một giấc chiêm-bao ».
Cho đến chim cò Châu-nham (Châu-nham lạc lộ) cũng có tính linh
đáng mến :
« Biết thế đỗ dừng tính rất khôn,