cảnh ấy sẽ mãi mãi « Sừng sựng muôn năm cũng để dành » cho con Hồng
cháu Lạc tự hào đất nước chẳng thiếu chi nơi danh thắng và do đấy sẽ nảy-
nở vô số trang tài-hoa văn-nhã biết trọng nền văn-hóa cao, sáng, đẹp :
« Mười cảnh Hà-tiên rất hữu tình,
Non non nước nước gẫm nên xinh.
Đông-hồ, Lộc-trĩ luôn dòng chảy,
Nam-phố, Lư-khê một mạch xanh.
Tiêu-tự, Giang-thành chuông trống ỏi,
Châu-nham, Kim-dự cá chim doanh.
Bình-sơn, Thạch động là rường cột,
Sừng sựng muôn năm cũng để dành ».
Nhóm Chiêu-anh-các kể rất đông-đảo. Ông Tao-đàn nguyên-súy Mạc
thiên Tích riêng tuyển chọn được 18 người ưng ý nhất, gọi là « thập-bát
anh », để cùng nhau xướng họa văn-chương và luận-đàm thao-lược. Thành
ra Chiêu-anh-các bấy giờ vừa là một văn-miếu thờ đức Khổng-tử, vừa là
một chốn thi-đàn mà cũng vừa là nơi hổ-trướng.
Cái quang-cảnh binh-nhung quân-ngũ ở Hà-tiên lúc nọ như thế nào,
ngày nay xem một đoạn thơ của họ Mạc thì rõ :
« …Ghê thay một thú tân cao,
Quan-âm nghiêm-nghị thu hào dễ qua.
Yên nước nhà phải gài then chốt,
Dự phòng khi nhảy-nhót binh-đao.
Đêm hằng canh trống truyền lao,
Miễn an đất chúa, quản nào thân tôi… »
Cho nên việc biên-phòng mới có được cái cảnh-tượng :
« Càng khuya càng nhặt máy binh,
Giao nghe rỡn gáy chuột rình nép hơi ».
Cả việc hàn-mặc lẫn binh-nhung đều được chăm-nom chu-đáo, nhờ thế
mà nhân-dân trong trấn đã được ở yên vui nghiệp, mỹ-tục thuần-phong rực-
rỡ :