« …Cái khí-vị đất Phương-thành lúc nọ thực là cái khí-vị nhẹ-nhàng
trong-sạch ; cái cảnh-tượng đất Phương-thành lúc nọ thực là cái tư-cách
tao-nhân mặc-khách ; cái phong-vị đất Phương-thành lúc nọ thực là cái
phong-vị Hán-sĩ Đường-nho vậy ».
Điều nên nói và nên biết, bấy giờ một nhân-vật Việt-nam cũng xuất
hiện, lỗi-lạc không kém gì Mạc thiên Tích. Ấy là Nguyễn cư Trinh. Văn-
hào, võ-hiệp, Nguyễn cư Trinh đã mở đường Nam-tiến và đem văn-hóa Việt
tuyên-dương
, khiến họ mạc phải kiêng-nể. Nên biết rằng Mạc thiên Tích
vốn nuôi chí lớn, xem như hiện nay trên núi Bình-sơn ở Hà-tiên còn có nền
tế sơn-xuyên, nền tế xã-tắc, thì biết họ Mạc khi ấy đã có dùng nghi-vệ vua
chư-hầu. Nhưng vì thấy binh-lực ta chẳng hèn, văn-hóa ta cao, do những
người như Nguyễn cư Trinh làm đại-biểu tuyên-dương, họ Mạc sao chẳng
phục được ?
Dù sao, nhóm « Chiêu-anh-các » ấy cũng bất hủ trên lịch-sử văn-học
Việt-nam. Cái cảnh-tượng đô-thành và cái tư-cách nhân-vật Hà-tiên trong
cõi Đồng-nai Gia-định lúc bấy giờ như thế nào, hãy xin do theo mấy câu thơ
của người sau đề-vịnh thì đủ biết :
« Hà-tiên tự cổ xưng thi-bá,
- Từ-phú tăng hoa văn-hiến-quốc.
Văn-chương cao ngất Trúc-bằng-thành,
Tài-hoa lâm lập trứ Phương-thành.
Nam Bắc hàm vân thập-bát anh,
- Hổ chức long thoa thành nhã tụng
Chiêu-anh-các thượng hữu tinh công ».
Hoặc tỏ lòng luyến cảnh, nhớ người xưa mà tiếc :
« Thi-hữu tinh anh tứ hữu thần,
San-hà y cựu vật hoa tân.
Bách niên thế-sự hồn như mộng,
Thùy thị Chiêu-anh-các thượng nhân ».
Nghĩa :