« Thi-tứ tinh-thần rạng vẻ yêu
Non sông y cũ, cảnh thay nhiều !
Trăm năm việc thế hồn như mộng,
Đâu bậc tài-hoa trên gác Chiêu ? »
Hoặc :
« Thùy năng thức đắc Chiêu-anh-các
Minh nguyệt thanh phong nhận đắc chân ! »
Nghĩa :
« Ai biết được Chiêu-anh-các ?
Trăng gió trong veo nhận được rành ».
Nhóm « Chiêu-anh-các » được hoan-nghênh như thế. Cho nên khi
Trịnh hoài Đức ngồi chức hiệp-tổng-trấn thành Gia-định, Trịnh rất chú ý về
việc sưu-tầm sách-vở của nhóm ấy để lại.
Ngoài việc có lòng sùng-mộ văn-học, có lẽ trong thâm-tâm Trịnh hoài
Đức mến Mạc thiên Tích vì cảnh « đồng hội đồng thuyền ». Mạc thiên Tích
là người Minh-hương, Trịnh cũng thế. Họ Mạc vẫn nuôi chí « phản Thanh
phục Minh », Trịnh nào có khác gì. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương
cầu, nhất là đồng bệnh thì thương nhau, ấy là lẽ tự-nhiên.
Cố công tìm kiếm, Trịnh sưu-tập được bộ « Minh Bột di ngư » của
nhóm Chiêu-anh-các. Trịnh bèn đứng ra lo việc in tập ấy để lưu truyền, rồi
đề một bài tựa mới cho sách ấy, trong năm Minh-mạng thứ 2 (1821). Trịnh
lại có đôi câu đối để ở « Trung-hiếu-tử » là nơi thờ Mạc Cửu ở Hà-tiên :
« Tự gia phu phát hoàn trung hiếu,
Phù hải ba đào ngoại tử sinh ».
Bài tựa tập « Minh bột di ngư » thì như sau : « MINH BỘT DI NGƯ »
tựa của Trịnh hoài Đức (Bản dịch của Ngạc xuyên).
« Mạc đô-đốc, Tôn-quận-công, tên là Thiên Tứ
, hiệu Sĩ-lân, làm quan
tổng-trấn Hà-tiên.