sinh con trai hay con gái. Câu tục-ngữ ấy cũng như câu chữ nho : « Nữ sinh
ngoại hướng » là con gái sinh ra thì hướng ra bên ngoài.
Giải-thích thành-ngữ « trở vỏ lửa ra » kể trên đây, xuất xứ chính do
Trịnh hoài Đức đã ghi lại trong « Gia-định thông chí » của Trịnh soạn.
Mỗi một việc gì qua mắt, vào tai, Trịnh đều để ý ghi nhớ rồi dùng văn-
chương làm phương-tiện truyền lại đời sau kiến-văn của mình ; bởi thế văn-
chương của Trịnh tuy thiếu vẻ đẹp song về đường thực-dụng, thật có ích.
2) TRỊNH HOÀI ĐỨC ĐỐI VỚI NHÓM « CHIÊU-ANH-CÁC »
Trong « Nam-kỳ tuần báo » số 51 ngày 9-9-1943, ông Hồ văn Trung
viết : « Văn-đàn của nhóm Chiêu-anh-các là tầng thứ nhất của đài văn-học
Nam-Trung, và nhờ họ Mạc mà đã được vẻ-vang cứng-cỏi ».
Thật thế. Từ sau khi Mạc Cửu mất, con là Mạc thiên Tích nối nghiệp,
được chúa Nguyễn-phúc Chu phong làm đô-đốc trấn Hà-tiên (bính-thìn
1736), mới họp các văn-nhân học-giả bốn phương, lập một văn-đàn lấy hiệu
là « Chiêu-anh-các ». Văn-đàn ấy đã làm cho miền Nam nước Việt nổi tiếng
phong-lưu tài-vận một thời.
Non nước Việt-nam đã cảm-hóa được tâm-hồn những di dân nhà Minh
chẳng ít. Những nhân-vật về sau họ Mạc, như Trịnh hoài Đức, Phan-thanh-
Giản thật sự thì vẫn là người Minh-hương lập nghiệp lâu đời ở nước ta rồi
đồng-hóa, hấp-thụ văn-hóa Việt sâu-xa đến nghiễm-nhiên là người Việt trăm
phần trăm chịu ảnh-hưởng văn-hóa Việt.
Trong bài « Lộc-trỉ thôn cư », một trong mười bài vịnh cảnh Hà-tiên,
chính Mạc thiên Tích đã công-nhiên nhìn-nhận nền văn-hóa Việt đã chinh-
phục được tâm-hồn mình :
« Duỗi co chẳng túng càn-khôn hẹp,
Ngửa cúi vì tuân giáo-hóa lành ».
Ấy là họ Mạc đã thành-thật nhìn-nhận : càn-khôn chẳng hẹp, duỗi co
chẳng túng, nghĩa là bờ cõi nước Việt ta đã rộng đẹp đến làm thỏa-mãn được