« Minh-hương Gia-thạnh » ; một ngôi ở đường Drouhet
, số 64, thuộc
nhóm « Minh-hương Phúc-an » và thờ Quan Vân-trường.
Riêng về đình Minh-hương ấp Gia-thạnh xưa kia, nay còn ràng ràng
dấu-tích của Trịnh hoài Đức. Vào ngôi đình ấy, ngó lên bảng hiệu ta thấy
bốn chữ to « Minh-hương hội quán, lạc-khoản đề » (bên mặt), « Long phi
mậu-ngũ niên kết nhật » ; và (bên trái) « Bản-xã
đồng lập ».
Chiếu theo lạc-khoản ấy, tính từ khi có danh-từ « Minh-hương-xã »
(mậu-dần 1698), thì mậu-ngũ nhằm vào những năm 1738, 1798, 1858 và
1918. Gần với năm 1698 hơn hết là 1738, mà đúng 100 năm với 1698 là
năm 1798, chẳng rõ chắc đình Minh-hương xây-dựng từ năm nào.
Lại một điều đáng tiếc hơn nữa, là đến ngày nay, trải mấy phen tu-bổ
vụng-về, cảnh-trí và cách kiến-trúc hai ngôi chùa của người Minh-hương
không còn một dấu-tích xưa để phân-biệt hẳn với những ngôi chùa khác của
người Tàu. Duy trong chùa Minh-hương ấp Gia-thạnh thờ vua Gia-long và
những vị công-thần người Minh-hương, còn sót lại một tấm biển xưa có ba
chữ « Gia-thạnh đường » và đôi liễn của Trịnh hoài Đức :
« MINH đồng nhật nguyệt diệu NAM thiên, phụng chử lân tường GIA
cầm tú ; HƯƠNG mãn càn-khôn linh VIỆT địa, long bàn hồ cứ THẠNH
văn-chương ».
Nghĩa : « Ánh-sáng không thua mặt trời mặt trăng, để soi khắp trời
Nam : quy-mô thì phụng múa lân chầu làm tăng vẻ đẹp như gấm vóc ; Mùi
hương tung khắp đất trời mà làm thơm cho nước Việt ; địa-thế thì rồng
quăng cọp dựa để nảy ra những ánh tài-hoa ».
Cái hay trong đôi liễn chắc ai cũng đã thấy gom được cả tên chùa
(Minh-hương), tên ấp (Gia-thạnh) và tên nước (Nam Việt). Nhất là biểu-lộ
rõ-rệt lòng tự-hào của Trịnh hoài Đức (nhóm người cố sức để sáng không
thua mặt trời mặt trăng và thơm thì tung khắp trời đất Việt).
Đến đây, chúng ta nên chú ý đến hai chữ Minh-hương. Chính chữ thì
Minh, nghĩa là nhà Minh, Hương là quê hương, gồm lại Minh-hương tức
là… quê-hương của người Minh. Nhưng ở đôi liễn của Trịnh hoài Đức, dùng