khoăn-khoái đọc suốt cả đầu đuôi, mới rõ năm bính-thìn (1736), tháng hai,
ngài in bản « Chiêu-anh-các ».
« Nguyên-bản có đoạn khuyết mất không thể so-sánh đâu được, tôi bèn
lập ý bổ khuyết vào, rồi giao cho nhà in khắc bản khác. Chỗ dụng tâm là in
lại sách của Mạc-công, mong để lại dấu-tích như « Cam-đàn », « Nghiện-
bi », khiến đoàn hậu tiến còn nhớ tới ngài luôn, chớ không phải vì muốn
thỏa-mãn bịnh mê thi-họa của kẻ viết mấy hàng này : « Minh-mạng thứ hai
(tân-tị 1821), đầu mùa hạ, Lại bộ thượng-thư An-toàn-hầu Trịnh Cấn-trai tự
thay thảo ra tại công-thự ở kinh-đô Phú-xuân ».
3) TRỊNH HOÀI ĐỨC ĐỐI VỚI NHÓM « SƠN-HỘI » VÀ « MINH-
HƯƠNG-XÃ »
Như chúng ta đã biết ở đoạn trên, tấm lòng Trịnh hoài Đức thương-mến
họ Mạc, ngoài những lẽ Trịnh đã tỏ ra trong bài tựa tập « Minh Bột di ngư »,
còn có một lẽ tự-nhiên là họ Mạc kia với Trịnh vốn cùng là người Hán-tộc ;
Mạc thiên Tích được rạng-rỡ, tức là Trịnh hoài Đức cũng được dự một phần
vinh-diệu.
Huống-chi, Trịnh hoài Đức, Lê quang Địnhvà Ngô nhân Tịnh, ba nhân-
vật lỗi-lạc được xưng-tụng là « Gia-định tam gia » bấy giờ có mở một thi-xã
mang tên « Bình-dương » là huyện-lỵ tỉnh Gia-định. Mà phần đông trong
nhóm « Bình-dương thi-xã » còn có một tên gọi khác nữa là nhóm « Sơn-
hội » ; các hội-viên đều để hiệu có chữ « sơn » ở sau. Như : Chỉ-sơn Trịnh
hoài Đức, Nhữ-sơn Ngô nhân Tịnh, Hối-sơn Hoàng ngọc Uẩn, Kỳ-sơn Diệp
minh Phụng, v.v… Ấy là những người « Minh-hương », còn nhớ gốc
mình… Nhưng trông vào sự làm việc của những nhân-vật Minh-hương ấy
đối với nước ta, thật cũng đáng mừng cho sức mạnh văn-hóa ta đã khiến
được những nhân-vật ấy phải mến-phục mà đồng-hóa với ta.
Đến nay, tại đô-thành Chợ-lớn, còn sót lại hai ngôi chùa của người
Minh-hương : một ngôi ở đường Thủy-binh (Marins)
số 246, thuộc nhóm