Chúng tôi nói sang chuyện khác vui vẻ như những khách ăn bình
thường.
Tôi đặt một gói quà lên bàn.
- Toàn bộ “tạp chí” trong đó. Khi về ông cứ cầm luôn.
- Còn đây là “quà” của tôi. - Hạnh nói và để bức tranh lụa được cuộn
chặt trong một lớp ni lông - Bao giờ cô rời Việt Nam?
- Có lẽ mươi ngày nữa. Nhưng tôi chỉ còn ở thành phố hai ngày nữa
thôi. Tôi trở lại Hà Nội và đi Băng Cốc.
Trước khi chia tay hắn, tôi bắt tay Hạnh và nói: “Chúc ông may mắn
và thành công”. Hắn ta cười và nói: “Tôi đợi cô và bà con ta bên đó trở về
trong một ngày gần đây”.
Hai ngày sau tôi trở lại Hà Nội. Tôi chuyển bức tranh lụa cho cơ quan
phản gián của ta và hồi hộp chờ đợi kết quả. Hai ngày sau, chú Ba đến gặp
tôi ở một nhà hàng. Gương mặt chú như trẻ lại đến chục tuổi. Chú siết chặt
tay tôi và nói:
- Tổ chức cám ơn cháu. Nhân dân cám ơn cháu. Kết quả cháu làm
được thật không ngờ.
Tôi không nói được gì, nước mắt tôi trào ra xúc động.
- Thưa chú, nếu cháu được phép biết thì cháu xin hỏi, ta sẽ đối xử với
cái gọi là Ủy ban hậu chiến ấy như thế nào?
- Đấy chính là một nỗi buồn lớn - Chú Ba nói khẽ - Bởi những con
người này và chúng ta cùng chung dòng máu “con Lạc cháu Hồng”. Nỗi
đau đớn vì những mất mát bởi bom đạn của chiến tranh chưa nguôi ngoai
trong lòng chúng ta, thì một nỗi đau khác lại cào xé trái tim chúng ta. Đó là