cho tôi đến bên hắn, thì thầm: “Mày có nhớ Robinson không? Tao là em ảnh
đó!”.
Rồi ngày cuối cùng của Nantucket cũng tới. Sáng hôm ấy thời tiết thật
tuyệt vời. Tôi nghe vài ba phát súng đâu đó trong rừng, phía bên kia cánh
đồng. Tôi lặng lẽ cất bước về phía ấy. Tôi tìm ngay ra dấu vết của gã. Tôi
lượm được vài vỏ đạn còn nóng nhưng chưa nhìn thấy hắn thì đã nghe tiếp
một tiếng nổ dường như lớn hơn mấy phát súng trước đó.
Theo hướng của tiếng nổ, Nantucket đang trên đường trở về. Và nếu hắn
đi trở lại con đường mòn mà hai hôm rồi hắn đã sử dụng, ngang qua phía
dưới một cây sồi lớn thì mọi chuyện sẽ “xong ngay”…
Tôi cố đi nhanh hết cỡ, tuy vẫn thận trọng, về hướng ấy. Nhưng tôi đã
không gặp may. Nếu hắn đi theo con đường mòn hai hôm trước, hẳn tôi đã
nhận ra hắn. Tôi bất giác buột miệng chửi thề. Hẳn khi vượt qua một hàng
rào hắn đã theo lối mòn khác trở về nhà. Tôi rất rành địa thế nơi đây. Bất
mãn khiến tôi không thèm thận trọng nữa. Bỗng tôi đứng sững lại: Một bóng
người khoác áo xanh đang thấp thoáng gần bên hàng rào, bên cạnh là
Nantucket, mình gập lại, vắt qua hàng rào, đầu chúi xuống, máu ướt đẫm
một bên mặt.
Đó là thiếu phụ mà tôi đã gặp trong tiệm tạp hoá. Bà thở hổn hển, mặt tái
xanh, một bên má có vết xước, mắt lộ vẻ hoảng hốt. Nghe tiếng chân, bà
ngước mặt nhìn tôi như dò hỏi.
Liệu hắn bị thương có nặng không? Tai nạn mà tôi hằng mong đợi rốt
cuộc đã xảy ra. Cầu trời cho hắn còn đủ thời gian để nghe tôi nói…
— Nantucket! – Tôi gọi nhỏ.
Không nghe trả lời, tôi rờ tim, bắt mạch hắn. Nantucket đã chết thẳng
cẳng!
Người thiếu phụ hỏi tôi giọng run run:
— Ông ta tên Nantucket à?
— Phải. Vừa xảy ra chuyện gì vậy?
— Tôi thấy ông ta leo qua hàng rào này, và khẩu súng cướp cò, phát nổ.