ÁN MẠNG HOÀN HẢO
Thật khó để thực hiện một vụ giết người hoàn hảo. Những can thiệp cố ý
hoặc tình cờ thường khiến vụ việc càng thêm phức tạp và do đó dễ tìm ra thủ
phạm. Nhưng không phải không có ngoại lệ, ít nhất là một lần. Tôi khẳng
định điều này do thực tế bản thân đã trải qua.
Tôi đã gặp người thiếu phụ ấy tại một tiệm tạp hoá. Tôi không để ý gì đến
bà ta cho đến khi nghe bà hỏi mua một hộp đạn súng săn cỡ 12 với giọng rất
tự nhiên. Ở ngôi làng hẻo lánh Hambleton này nào mấy ai hỏi mua đạn săn,
nhất là phái nữ, nên tôi liếc nhìn thử. Bà ta chắc mới tới làng lần đầu, khoác
chiếc áo màu xanh lá cây, khuôn mặt chẳng có gì đặc biệt.
Vả lại, tôi đang lo giải quyết vụ Edward Nantucket. Nói đúng hơn là nghĩ
cách cho gã tiêu đời. Có thể bạn đã từng đọc báo nói về hắn: Một trong bốn
vị anh hùng thuộc đội cảm tử thực hiện nhiệm vụ bí mật hồi Pháp bị chiếm
đóng – hoặc ít ra, hắn đã kể như thế và mọi người đều tin – và là kẻ duy nhất
sống sót. Ba người kia gồm Robinson, Challenger, de Virac đều đã hy sinh.
Có điều Robinson là em ruột tôi. Trước khi qua đời, Robinson đã kịp thu
hết hơi tàn kể với một lính Mỹ rằng chính Nantucket đã bán đứng đồng bạn
cho Gestapo và nhờ chuyển lời lại với tôi. Tôi không đủ chứng cứ để đưa
Nantucket ra toà, nên tôi quyết định tự mình sẽ thực thi công lý. Nhưng tôi
lại bị tật đi cà nhắc từ hồi nhỏ nên công việc không dễ dàng chút nào.
Cơ may dường như đến với tôi khi Nantucket mua một ngôi nhà lộng lẫy
cách nơi tôi ở chỉ hơn 2 cây số. Hắn chẳng để ý gì đến dân làng mà chỉ lo
hưởng thụ cuộc sống xa hoa, khoái đi săn, đi câu làm ra vẻ quí tộc, và chắc
chắn không thể ngờ có tôi đang âm mưu giết hắn. Nhưng vấn đề là phải giết
hắn sao cho giống như một tai nạn để không ai nghi ngờ. Tôi thích nhất là
cho một cành cây gãy rớt trúng ngay đầu hắn khiến hắn hấp hối, đủ thời gian