Thành Bạch gần xa, bóng ác tà...
Cái buồn như thế kể đã là sâu sắc và não nuột, nhưng thơ người
Nhật cũng não nuột và sâu sắc một cách khác mà lại nhẹ nhàng hơn.
Giữa nơi thanh vắng,
Ở
nhà bước ra
Ta nhìn quanh ta
Đó đây chỉ thấy toàn là chiều thu...!
Văn thơ Nhật, theo như ông Chamberlain đã nói, là một bài văn
phong phú nhất. Thi văn Nhật, ta không nói tới thời thái cổ làm gì,
cứ xét về thời đại cận kim thì quả có một linh hồn riêng khác hẳn
của Tây phương.
Nhà thi sĩ Nhật có một cảm giác: cũng như nhà nghệ sĩ của Phù
Tang, nhà thi sĩ ghi cái cảm giác đó lại bằng vài nét mạnh mẽ hay du
dương, rồi thôi, không cần diễn tả những cái mà họ nghĩ bằng văn
xuôi. Cho nên văn thơ của họ rất ngắn và lối thơ đáng làm tiêu
biểu cho thi ca Nhật nhất là lối tanka có 5 câu (5, 7, 5, 7, 5) vị chi là
một bài thơ tất cả có 31 chữ.
Tả cái đẹp của trăng thu, nhà thi sĩ Nhật chỉ vẻn vẹn có mấy câu
này, chúng tôi lược dịch sau đây:
Những khi tôi ngắm trăng thanh:
Dầu trăm nghìn vẻ cảnh tình không vui!
Thu đâu riêng một mình tôi,