ở
nước ta lại có cơ vãn hồi lại thực: cải lương đã hết thời rồi, hát tây
tiếng An Nam xem chừng chỉ có một số ít các cô cậu thiếu niên
ham thích, còn kịch và tuồng cổ lại được thiên hạ luôn luôn nhắc
đến. Những rạp hát diễn tuồng nhiều. Đồng thời ở mấy cửa ô đã
có những rạp hát tuồng mới lập nên, diễn những tuồng có ý nghĩa
đáo để xem chừng được thiên hạ ham lắm, mà ham là phải bởi vì
nếu người ta cần giải trí thì chúng tôi cho xem tuồng còn có ích
hơn là nhiều thứ khác mà tôi không cần kể ra đây làm gì.
Bây giờ, ta chỉ còn cần phải để ý đến những vở tuồng đem ra
diễn mà thôi. Những vở tuồng, theo ý chúng tôi, hiện nay soạn ít có
vở hay như những vở tuồng cổ nữa. Vậy cái việc khích lệ những người
soạn những tuồng có ý nghĩa và lời văn hay, theo ý chúng tôi, một
việc rất cần. Đồng thời ta cũng nên nghĩ đến cách tìm tòi sao lục
các bản tuồng cổ lại, để in ra cho những người bây giờ được thưởng
giám một lối văn đặc biệt Việt Nam, được đi sâu vào một lối văn
chương cổ điệu hoàn toàn, thiết tưởng cũng là một sự bảo tồn xứng
đáng.
Lúc đang làm dở số báo này một ông bạn lại đem tin đến cho
chúng tôi biết rằng anh em hướng đạo sinh Bắc Kỳ cũng có một ý
tưởng như chúng tôi là mong "làm sống" lại nghề hát tuồng ở đây.
Nghe nói anh em định tổ chức một ban tuồng đi diễn khắp Đông
Dương, các vai đào kép sẽ do anh em đóng lấy; vở sẽ do anh em soạn
lấy, mà soạn công phu, ý vị; chuyện tuồng, sẽ toàn là những chuyện
anh hùng liệt nữ Việt Nam đã gây dựng đất nước ta, đã để lại cho ta
một bộ sử không thẹn với người ngoài, đã dành cho chúng ta một cái
gia tài văn hoá không có cái gì xoá được.
Thực là một ý tưởng cực hay, Trung Bắc chủ nhật xin tán thành
trước nhất. Chúng tôi trông đợi ở anh em và chúng tôi mong rằng,