Tagore tiên sinh là con út một nhà giàu có; cha ngài là
Debendranath Tagore cũng đã lừng lẫy tiếng tăm và được suy tôn
làm một bực triết nhân, còn chú ngài thì là đảng trưởng một đảng
chánh trị phản đối Anh quốc
(Kiểm duyệt bỏ)
Người ta thuật lại rằng tiên sinh hồi nhỏ, tuy là con nhà khá giả,
nhưng có một cuộc đời cơ cực lầm than: thân phụ tiên sinh vì mải lo
việc nước nên bỏ cả việc nhà, công việc giáo dục tiên sinh, ngài đều
giao phó cả cho tay người nhà đày tớ. Lũ đày tớ này phần thì lười
biếng, phần thì khắc nghiệt, giữ tiên sinh ở trong buồng đến
năm lên sáu mới cho ra ngoài đi học. Tiên sinh học thì cũng chẳng
giỏi gì cho lắm, nhưng từ bảy tuổi đã tỏ rằng có khiếu thông minh
và bập bẹ làm được dăm bài thơ thất luật. Thân phụ tiên sinh thấy
con học thì càng ngày càng dốt mà thơ thì mỗi ngày mỗi hay đành
phải cho tiên sinh ở nhà. Lúc này ông đã học được tiếng Anh, tiên
sinh nghiên cứu Phạn văn và đọc nhiều sách lắm, nhưng chuyên
chú nhất về quốc văn, bởi vì tiên sinh cho rằng nước nào cũng có
một lịch sử riêng, một tiếng nói riêng, nếu dân tộc nào tự huỷ sử
nước mình đi là nước ấy tự sát, nước nào bỏ lãng tiếng nước mình
đi là nước ấy tự đưa mình đến chỗ tiêu diệt vậy. "Trí khôn ta sở dĩ
được sáng tỏ là vì nhờ có tiếng của nước ta vậy" – đó là lời tiên sinh
thường nói. Đến năm mười tám tuổi thì văn chương tiên sinh đã lẫy
lừng rồi. Từ đó đến sau tiên sinh viết rất nhiều thơ ca và tiểu
thuyết, vừa bằng tiếng quốc âm, vừa bằng tiếng Anh. Những
sách viết bằng tiếng quốc âm chính tiên sinh tự dịch ra tiếng
Anh hết thảy, nên thế giới đều biết tiếng và suy tôn tiên sinh lên
làm một nhà hiền triết, một nhà tư tưởng, một nhà chuyên cổ động
và hô hào hoà bình cho nhân loại.
Đương lúc này là lúc thế giới kéo nhau vào vòng núi xương sông
máu, đâu đâu cũng như có châm ngầm ngòi lửa chiến tranh, mà