dân tính: cái trường ấy là trường Shantiniketan tiên sinh chủ ý dạy
chuyên về văn hoá Đông phương vậy.
Trường Shantiniketan có ý nghĩa là trường Hoà bình, trường
Shantiniketan tổ chức theo một phương pháp riêng, lấy khí trời làm
chủ, lấy sự trầm tư mặc tưởng làm đích, có rất nhiều học trò đến
theo đòi học tập. Năm 1913, sau khi trình bày nhiều kỳ công về văn
chương tư tưởng với thế giới, tiên sinh được giải thưởng Nobel. Từ
đó, danh tiếng tiên sinh vang lừng khắp mọi nơi, tiên sinh đi
nhiều nước châu Âu để diễn thuyết; tiên sinh sang châu Mỹ nói
chuyện về nhân cách; rồi quay về Tàu, sang Nhật tổ chức nhiều
cuộc luận đàm ở Đông Kinh. Năm 1924, tiên sinh hạ cố đến đất
Đông Dương này và nói chuyện ở Sài Gòn, các báo tây hồi đó có
thuật lại cả bài diễn văn của tiên sinh nói, đại ý cho là Ấn Độ và Đông
Dương là nơi phát sinh ra văn hoá Á Đông, người Ấn và người Nam
cùng chung một cảnh ngộ nên cùng dắt nhau đi mà tìm lấy những
cái đặc biệt cho tất cả các dân tộc Á Đông nó khác hẳn với Tây
phương vậy.
Hồi đó, có tờ báo Nhật đã gọi tiên sinh là "nhà đại biểu văn hoá Á
Đông". Đồng thời các sách của tiên sinh như Les oiseaux égarés, Les
Reliques de la pensée, Réminis cences, Le cycle du printemps, Les
pierres affamées, Le Naufrage, La maison et le monde đều được
thiên hạ tranh nhau mà đọc.
Cũng như đối với Mahatma Gandhi, chánh phủ Anh-cát-lợi cũng
chẳng ưa gì tiên sinh, nhưng đến cái tài học, cái tư tưởng và cái triết
lý của tiên sinh thì cũng phải chịu nên Anh hoàng, năm 1915, đã
phong cho tiên sinh tước Chevalier nhưng vì hồi ấy Anh quốc
đương dự vào đại chiến, Ấn Độ thừa cơ nổi loạn, dân gian bị mẫu
quốc giết chóc cực kỳ thê thảm nên tiên sinh nhất định không lấy
tước Chevalier làm gì. Tiên sinh trả lời rằng "đương lúc đồng bào