đau khổ, mình có vui gì, những chuyện danh lợi tiên sinh không dám
đâu màng đến".
Cứ xem những bài diễn thuyết và sách truyện của tiên sinh thì ta
thấy rằng tiên sinh cực kỳ công kích cái văn minh vật chất, tuy
tiên sinh công nhận khoa học là một việc cần phải có trong cuộc
sống bây giờ; tiên sinh cho rằng một phần lớn người Âu Mỹ suy
thoái về tinh thần là vì họ sung sướng quá, đầy đủ quá. Mà sung
sướng như thế thì không lợi gì hết, nhất là trẻ con nhà giàu thì
chẳng có hy vọng làm nên được trò trống gì đâu. "Duy có cái nghèo
nó mới khiến cho ta được hoàn toàn tiếp xúc với sự đời. Sống ở
trong chỗ phong lưu ấy là sống nhờ, sống mượn, nghĩa là sống
một cách giảm thiểu, cách sống như thế có thể làm đẹp cái lòng tự
cao tự đại hay là cái lòng lười biếng của ta, nhưng không làm thoả
mãn được sự cần dùng của cách giáo dục ta. Sự phong phú ví như
một cái lồng bằng vàng, con nhà giàu sinh trưởng trong đó theo
một cách không tự nhiên làm cho năng lực yếu nhụt đi".
Suốt một đời tiên sinh, tư tưởng của tiên sinh nở ra nhất nhất
theo cái lẽ chính ấy cả; tiên sinh muốn rằng chân người ta trời
sinh ra không đi bít-tất thì phải nên tập cho làm quen với đất, da
thịt người ta trời sinh ra không có quần áo để che thì phải nên tập
cho quen với gió sương. Tiên sinh là một triết nhân cực mạnh lúc
nào cũng yêu đời, bao nhiêu tư tưởng, bao nhiêu ý nghĩa, tiên sinh
đều muốn cho quy vào câu này cả: Phàm đã là người thì phải có thể
ngửa mặt lên trời mà nói "Ta sống đây". Tiên sinh cho rằng vì đó
người ta ở đời cần phải để dành một phần đời sống theo như người
cổ sơ. Bởi vậy, tiên sinh cực lực công kích cái lối giáo dục hiện hành;
trường Shantiniketan do tiên sinh sáng lập có một phương pháp giáo
dục riêng dựa vào cái phương pháp giáo dục mấy ngàn đời nay của
Ấn Độ "Đem trâu bò đi ăn cỏ, nhặt cành khô về làm củi, hái quả,
dưỡng dục cái bụng nhân từ đối với muôn loài sinh vật, khiến cho