lệ ở chung quanh cái hồ ấy: Pháp, Anh, Nhật, Hoà Lan, Ba Lan,
Nga,... Nhất nhất không thiếu mặt một nước nào, trừ Đức. Cái hội
mà nhiều người nói đến không thể nhịn cười được là hội Quốc liên
cũng góp mặt vào đấy cho vui luôn thể. Phàm cái gì là cái quý giá
nhất của một nước, người ta đem ra trưng bày ở đấy để khoe mẽ với
hoàn cầu: nước Pháp thì lấy văn chương ra làm người ta khiếp
phục và người ta khiếp phục cả về mấy hàng cao lâu ở đó. Nước
Anh thì trưng những hợp ước này hợp ước nọ, những sách về nhân
quyền, những thánh thư về chế độ dân chủ ra để cho người ta coi.
Ông có muốn nhìn một tí cái thế giới năm 1960 không?
Không ngại, ông chỉ phải trả ít tiền thì cái gì muốn xem cũng có.
Ở
trong hội chợ quốc tế Nữu Ước, người ta đã nghĩ đến những
người hiếu kỳ rồi nên ban tổ chức đã đặt ra cái Democratopolis ở
trong quả bóng tròn mà chúng tôi đã nói trên kia. Trả 50 xu Mỹ,
người nào vào trong quả bóng tròn sẽ thấy một sự kỳ lạ nhất từ xưa
đến giờ. Ông bà nào đã đọc truyện Trạng Quỳnh xin chớ vội tưởng sự
kỳ lạ đó là một dòng chữ tục tằn mà không ai dám nhắc lại cho ai.
Không, đây là một sự kỳ lạ về khoa học, ai bỏ tiền ra thì sẽ được
chui vào quả bóng tròn. Bạn đi qua một cái cầu và sẽ thấy có hàng
trăm người đứng đấy đợi sẵn. Đủ số người rồi, ai ngồi xuống
ghế của người ấy và quả bóng tròn sẽ quay đi chung quanh một cái
địa đồ châu Mỹ. Cái thế giới năm 2000, cái Futurama có
500.000 nhà cửa lâu đài, một triệu cây cối và 50.000 xe cộ sẽ
hiện ra trước mắt bạn: sự đi lại ồ ạt như nước, nhà chọc trời cái nào
cái nấy cao 100 tầng, cửa hàng và hè đường cho khách bộ hành đi
lại để ở tầng thứ hai. Có bạn tất sẽ hỏi rằng: bấy nhiêu nhà cửa xe
cộ mà nhét vào trong một khu hội chợ, làm thế nào cho xuể được?
Bạn chớ ngại, ban tổ chức đã lo xa nên cái Futurama, cái thế giới
năm 2000 đây họ thu nhỏ lại nghìn vạn lần, những cây cối nhà cửa
chỉ bé có 80 phân tây mà nhà chọc trời chỉ cao ngất nghểu độ... một