Đi xem kỹ nghệ và tiểu công nghệ Bắc Kỳ
Đi xem kỹ nghệ và tiểu công nghệ Bắc Kỳ, chúng tôi đã có
những cảm tưởng gì?
Phải nói ngay rằng cảm tưởng của chúng tôi là những cảm tưởng
hoàn toàn tốt đẹp. Thật chưa lúc nào chúng tôi thấy kỹ nghệ và tiểu
công nghệ của xứ Bắc Kỳ phát triển mạnh như chúng tôi đã thấy ở
trong cuộc hội chợ trưng bày năm nay. Thứ hàng gì cũng tỏ ra rất
tinh xảo, những gấm, những lụa và những vóc bày tại những gian Lai
Châu, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang có những màu sắc chọn rất
khéo và dệt một cách rất mỹ thuật, tưởng hàng ngoại quốc cũng
không hơn là mấy.
Tiến nhất có lẽ nghề thêu và nghề dệt trên vải, có mấy bức
hình dệt bằng chỉ ngũ sắc và thêu bằng tay trông tinh thần đáo
để, chẳng khác gì những bức vẽ bằng sơn. Chúng tôi nghĩ đến
những người thợ dệt Việt Nam cần cù ngồi làm không mấy ai được
biết, những cô gái Bắc thuỳ mị nết na suốt ngày ngồi ở cạnh
khung dệt làm việc một cách khiêm nhường để kiếm ít tiền nuôi
cha mẹ già yếu, giúp chồng và đỡ con. Những người thợ ấy, những
đàn bà ấy có lẽ đã bỏ nhiều cuộc vui chơi, đã bỏ không đi xem
nhiều đám hội để làm ăn, họ không biết rằng chính họ đã giúp
nước, chính họ đã có công không nhỏ trong việc nâng cao trình độ
thương mại, kỹ nghệ và tiểu công nghệ xứ Việt Nam ta vậy. Đáng khen
nhất là những phương tiện để cho họ làm những việc ích quốc lợi
dân ấy lại không phải là do những ông bác sĩ, kỹ sư đã dày công ăn
học ở ngoại quốc chế ra hay đem ở xứ ngoài về cho họ. Những đồ
dùng của họ phần nhiều là cổ xưa. Họ phần nhiều không được đi
học, họ không biết những lối ăn chơi ở các nơi đô hội [.....] họ biết