Như chúng tôi đã nói trong số báo "Hè", Jules Verne định cho
hành khách lên thăm trời vào một viên đạn khổng lồ. Wells thì nhã
hơn, muốn ngồi vào trong một quả bóng; quả bóng sẽ nhờ cavorite
đẩy dần lên không bởi vì thứ cavorite có tính cách làm cho mọi đồ
vật mất hẳn sức nặng đi. Đến các phi công đi astronautique nói đây
thì mỗi người họ ôm lấy một viên đạn thường và sẽ do súng bơm hơi
lên (projectiles-fusées) bắn lên. Đừng tưởng cái thứ khí cầu này là
một trò đùa và đừng nhạo những nhà sáng chế ra astronautique là
những người lẩm cẩm. Nhà bác học phát minh ra thứ khí cầu này là
một người Pháp rất sành về phi cơ tên là Robert-Esnault Pelterie,
ông ta tin chắc rằng chẳng sớm thì chầy cái hơi đun người (la
fusée autopropulseur) này cũng đưa người ta đi chơi từ hành tinh này
sang hành tinh nọ như thể ta đi chơi xứ này sang xứ khác. Trước khi
muốn tới cái kết quả ấy, những tay aénautes này luyện tập dần
dần. Họ chế ra cái "hoả tiễn" có thể đưa người ta lên cao khỏi mặt
đất, đi tới lớp tăng-tĩnh-khí và dạo chơi rất lâu mới trở về mà
không ngã rập đầu vỡ sọ.
Người Đức rất chú ý đến việc bay trên không khí này cho nên từ
1939 họ đã nghĩ cách chế ra những thứ xe riêng như những xe hai
bánh của Bát-tý Na-tra ngày xưa. Trong bọn những nhà bác học ưa
thích lối đằng vân giá vũ (không phải nhảy dù) này, bác sĩ Opel,
một ông Citroen Đức, đã tìm thấy cái chết rất thảm khốc ở trong
buồng thí nghiệm. Nhưng người Đức không nản chí, họ cứ ra công
tìm mãi cách đằng vân, không đằng vân được lên tới chín từng mây
để tìm được bà Tây vương mẫu thì ít ra cũng phải đằng vân hoán vũ
được chút xíu, bay cao độ vài chục cây số trên mặt đại dương, như
thế họ có thể vượt biển được rất nhanh, nhanh như chúng ta chưa
từng thấy bao giờ cả. Biết đâu trong khi Đức tìm cách chế ra cái
hơi để đằng vân được như thế thì ở một nước khác họ đã tìm ra
được cái lối ôm lấy đạn mà từ ở trên trời bay xuống như quỷ cả?
Nói thế này, có nhiều người tất sẽ phải cười om, mà chính ngay cả