ấy, nhiều nước như Đức, Ý giải quyết dễ lắm: báo chí cũng như
tất cả các cơ quan khác đều phải tuỳ thuộc chánh phủ, để chánh
phủ dùng làm lợi khí giúp cho việc theo đuổi chiến tranh. Chánh phủ
dùng báo chí để làm những cơ quan tuyên truyền, chánh phủ bảo gì
thì làm thế, không được làm khác những điều chánh phủ đã vạch
sẵn. Những tin tức có hại cho tinh thần quốc dân không được đăng,
phải giữ kín cho đến khi những tin có hại đó bị bại lộ không giấu
quanh được nữa thì mới thôi. Tuy các báo giấu không đăng những
tin đó nhưng nếu cứ để cho dân nước vẫn được tự do nghe máy vô
tuyến điện vẫn biết hết như thế việc các báo vẫn giấu giếm hoá
là vô ích. Bởi vậy ta không lấy làm lạ, trong thời này, nhiều nước
cấm những người có máy vô tuyến điện không được nghe tin ngoại
quốc, ai trái lệnh sẽ bị phạt nặng và có khi lại bị toà truy tố.
[...........]
Vị tổng trưởng bộ thông tin sẽ trông coi về việc này và sẽ định
trước thế nào là tin có hại, thế nào là tin vô hại. Chẳng cứ vậy,
những người đã làm báo, đã hiểu nghề một chút, đưa mắt qua cũng
hiểu, lựa là phải làm một bảng thống kê những tin nguy hiểm.
Những tin tức về thời tiết có thể để cho phi quân bên địch lợi dụng
được, từ khi bắt đầu có chiến tranh, đều nhất tề phải bỏ đi.
Tình hình quân sự đã đành là phải giữ bí mật, trừ khi nào chánh phủ
công bố thì không kể. Những cách phòng thủ cũng phải giữ kín cũng
như các kiểu phi cơ mới chế, những kiểu tàu chiến mới làm; những
phóng viên nhiếp ảnh cũng không được chụp. Máy bay bên địch tới
đánh phá chỗ nào, không được tường thuật. Bởi vì nếu quân địch
ném bom trúng, mình nói ra họ sẽ quay lại ném chính những nơi ấy;
còn nếu họ ném không trúng mà mình nói, lần sau họ sẽ tìm cách
ném trúng hơn.
Bởi vậy ta không nên lấy làm lạ khi thấy chánh phủ Quốc xã
Đức luôn luôn khích dân Anh phải yêu cầu chánh phủ Churchill cho