cần phải biết cả cái xấu cái tốt, bởi vậy họ cần phải rõ mỗi tuần
Đức đã đánh đắm mất bao nhiêu tàu buôn của họ. Họ muốn biết
rõ tình thế để sửa soạn lòng can đảm đối phó với thời cuộc, dù là
thời cuộc ấy không lấy gì làm tốt đẹp. 2) Ở Anh, người ta không
kiểm duyệt về dư luận, về tư tưởng. Chánh phủ không hề bắt báo
chí phải viết theo ý kiến của mình. Đã đành cũng như ở các nước
khác trong thời kỳ chiến tranh, báo giới và chánh phủ luôn luôn trực
tiếp với nhau, nhưng báo giới có quyền cứ tỏ bày ý kiến riêng của
mỗi người, quan niệm riêng của mỗi báo. Về điều này báo giới Mỹ
cũng không khác báo giới Anh mấy chút.
Các bạn thử đọc đoạn này của ông Sheelan viết trong báo Current
History xuất bản ngày 20 Octobre 1940:
"Ở Mỹ, chỉ những tin tức là bị kiểm duyệt. Còn về dư luận thì
người ta được phép tỏ bày ý kiến một cách rất tự nhiên. Bởi vậy
nếu tôi không ưa chính sách của Churchill, Chamberlain,
Beaverbook, tôi có quyền công kích họ rất hăng hái và muốn dài
bao nhiêu cũng được".
Trong thời kỳ chiến tranh, nước Anh cũng như tất cả các nước
khác trên thế giới đã phải hy sinh nhiều thứ có quan hệ đến đời
sống thiết thực của dân chúng. Nhưng điều thiết thực nhất mà
họ cho là quan hệ nhất là tự do báo chí, thì vẫn không bị hạn chế gì
cả, thực cũng là đặc biệt.
TIÊU LIÊU
Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội, số 103 (22.3.1942)