VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 451

Mấy ý nghĩ về Trời

(nhân cuộc tế giao năm nay)

Mấy hôm nay, nhân có việc tế giao ở kinh đô, trong dân chúng

có nhiều nơi nổi lên một cuộc bàn luận xét cũng có nhiều thú vị.
Ấy là cuộc bàn luận về ý nghĩa tế giao. Người ta chia làm hai phái.
Phái thứ nhất, hầu hết là thanh niên có óc khoa học, chủ trương
rằng tế giao là cổ tục của một thời đại chuộng hư văn và thần
quyền còn sót lại, không có bổ ích cho ai cả. Hạng này là hạng tuyệt
đối.

Hạng thứ hai, hạng hoài nghi, thì lại rằng: Giao của ta là theo của

Tàu. Tàu là một nước huyền bí mà lại như cao siêu, ta không hiểu.
Đã không hiểu được hết cả tinh thần văn hoá của Tàu thì làm thế
nào hiểu được việc tế trời có bổ ích gì không? Âu là ta chỉ nên biết
rằng: Tế giao là tế trời, vua thay quyền trời, thì để việc ấy tuỳ
vua, ta không thể biết mà cũng không cần biết. Chỉ biết rằng
dân ta tế thần thế nào thì vua cũng tế trời như vậy.

Hai phái trên này bàn luận, xét cho kỹ thì phái nào cũng có cái

phải, nhưng không phái nào tin tưởng là có Trời. Đó thực là một cái
hại. Mà truy nguyên ra thì cái hại này khởi tự cái óc quá thiên về
khoa học mà ra vậy. Chúng tôi không dám không nhận rằng khoa
học ngày nay cầm quyền bá chủ trong doanh hoàn. Nhưng ta phải
biết rằng nói đến trời là ta bước vào miếng đất tôn giáo không
thể khảo sát chỉ nên nhìn nhận mà thôi. Cái khổ của nhà văn sĩ Nga
Dostoievsky một phần lớn là do ở câu hỏi này: "Có trời hay không có
trời?" lúc nào cũng ám ảnh người. Tolstoi, đứng nghiêng về mặt tôn
giáo hơn, nhìn nhận là có trời nên tinh thần có vẻ được thư thái hơn
Dostoievsky nhiều lắm. Tolstoi đứng về miếng đất tôn giáo vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.